Cách cán nền chuẩn – Bài 1: cân cốt, đặt ghém
31/03/2021Phương pháp chuẩn bị nền cơ sở – Nền thi công sàn công nghiệp
05/04/2021📅 Cập nhật Bài Viết “ Ưu và nhược điểm của sàn Polyurethane ” lần cuối ngày 28 tháng 09 năm 2022 tại Công ty Giải Pháp về Sàn TKT Floor Thành Phố Hồ Chí Minh
Trong bài trước chúng ta đã tìm hiểu về giải pháp sàn PU – Polyurethane, cũng như cách thi công sàn PU như thế nào. Để giúp bạn có cái nhìn khách quan hơn về loại sàn nhựa tổng hợp này, và đưa ra lựa chọn loại sàn phù hợp cho dự án của mình với bài viết về ưu và nhược điểm của sàn PU (Polyurethane).
Hãy cùng TKT Floor theo dõi nội dung bên dưới nhé.
Nội Dung Bài Viết
1. Ưu điểm của sàn Polyurethane
Trong khi hệ thống sàn PU (Polyurethane) ban đầu sẽ có giá cao hơn so với hệ thống sàn epoxy, nhưng về lâu dài nó sẽ hiệu quả hơn về mặt chi phí. Với tuổi thọ của hệ thống sàn PU gần gấp đôi sàn epoxy, đạt 10 năm ấn tượng so với chỉ 5 năm của sàn epoxy. Hệ thống sàn PU cũng có được các đặc tính vượt trội chống mài mòn, chịu lực và chống va đập của chúng.
Epoxy có kết cấu cứng và rắn, chủ yếu sử dụng cho các khu công nghiệp như nhà kho, nhà xưởng. Polyurethane có cấu trúc mềm và đàn hồi hơn rất nhiều và do đó thích hợp nhất cho những nơi có lưu lượng phương tiện, đồ dùng và người qua lại liên tục như: bãi đỗ xe, khu thương mại và nhà máy sản xuất thực phẩm. Điều này là do các ưu điểm của sàn Polyurethane.
1.1. Khả năng chịu lực
Với cấu trúc dẻo và đàn hồi cao khiến tổng thể hệ thống sàn PU rất linh hoạt. Hệ thống sàn nhựa Polyurethane thường có khả năng chịu được lực tác động mạnh. Với khả năng phân tán lực, giúp giảm các chấn động do thiết bị, máy móc hay các phương tiện di chuyển trên mặt sàn. Với những vật dụng hay đồ dùng bị rơi cũng tránh được hư hỏng.
1.2. Độ bền vượt trội
Độ bền – Giống như epoxy, polyurethane bền và cứng. Được phủ trên lớp nền bê tông vững chắc, bổ sung với việc thành phần nhựa tổng hợp lấp đầy các lỗ nhỏ li ti và làm đặc cấu trúc của sàn bê tông, khiến hệ thống sàn trở thành duy nhất, độ bền trước các động như sức nặng, lực ma sát, hay rung lắc. Đặc biệt hữu ích ở những nơi có tải nặng và máy móc cỡ lớn hoạt động liên tục.
1.3. Chi phí bảo dưỡng thấp
Hệ thống sàn liền mạch và láng bóng khiến bụi bẩn không thể bám lại trên bề mặt sàn, bạn có thể dễ dàng vệ sinh sàn chỉ bằng cách dùng chổi và cây lau với nước. Không cần sử dụng tới những loại hóa chất tẩy rửa cầu kỳ. Dễ dàng vệ sinh làm sạch bất kỳ lúc nào.
Chi phí bảo dưỡng ở đây có thể bao gồm chi phí cho việc sửa chữa khi có hỏng hóc và chi phí tu trì định kỳ. Những việc này là bắt buộc đối với bất kỳ hệ thống sàn công nghiệp nào, bởi tính chất công việc và các yếu tố tác động khiến sàn nhanh chóng bị xuống cấp. Nhưng với việc chi phí vật liệu rẻ cùng khắc phục dễ dàng giúp bạn tiết kiệm rất nhiều cho việc bảo dưỡng định kỳ.
Thời gian thực hiện bảo dưỡng – sửa chữa nhanh chóng cũng là một ưu điểm đối với hệ thống sàn PU.
1.4. Ứng dụng tại nhiều công trình
Polyurethane là một lựa chọn tuyệt vời để sử dụng làm sàn công nghiệp cho dự án của bạn. Sản phẩm có nhiều màu sắc khác nhau giúp tăng thêm tính thẩm mỹ và độ chuyên nghiệp cho doanh nghiệp của bạn trong mắt khách hàng. Sàn PU cũng có thể được chia thành hai loại là gồm các mẫu có sẵn thiết kế truyền thống hoặc có thể cá nhân hóa tùy theo ý tưởng của bạn.
Không chỉ cá nhân hóa trong tính thiết kế, ngay cả tính chất của sàn epoxy cũng có thể điều chỉnh để phù hợp với yêu cầu của từng ngành nghề:
- Chịu mài mòn, chịu nhiệt cho các bãi đậu xe, tầng hầm
- Kháng khuẩn, chống nấm mốc: áp dụng với những bệnh viện, phòng khám
- Chịu lực, chống trơn trượt: phù hợp với các nhà xưởng, nhà kho
- Khả năng chống thấm, chống chịu hóa chất: yếu tố quan trọng cho các nơi sản xuất thực phẩm, nhà máy,…
1.5. Khả năng chịu nhiệt
Khả năng chịu nhiệt – Polyurethane cung cấp khả năng chịu nhiệt, lạnh và sốc nhiệt vượt trội. Với việc chống chịu việc biến dạng ở dải biên độ nhiệt lớn giúp nâng cao tính ứng dụng của sàn PU ở nhiều lĩnh vực khác nhau, từ các nhà máy sản xuất, chế biến tới những cơ sở kho đông lạnh.
1.6. Chống tia cực tím
Tính ổn định với tia cực tím – Không giống như epoxy, Polyurethane ổn định với tia UV (Polyuretan), có nghĩa là nó sẽ không bị ố vàng, đổi màu ở những khu vực phải tiếp xúc với ánh sáng mặt trời liên tục.
2. Nhược điểm của sàn Polyurethane
Có nhiều đặc tính ưu điểm vượt trội nhưng cũng có những nhược điểm của sàn PU (Polyurethane) và bạn cần đánh giá. được Tuy vậy sàn PU vẫn được sử dụng phổ biến trong nhiều công trình trong cuộc sống hiện đại. Một số ứng dụng của nó bao gồm cách nhiệt tòa nhà, đồ nội thất và giường, giày dép, ô tô, chất phủ và chất kết dính. Nó đa năng được sử dụng trong nhiều trường hợp vì dễ thực hiện. Mặc dù có ưu điểm như vậy nhưng Polyurethane cũng có một số nhược điểm.
2.1. Mùi
Polyurethane phát ra mùi trong khi thi công (sàn ở dạng lỏng, chưa khô hoàn toàn) có mùi nồng và hơi khó ngửi. Nhưng chỉ suất hiện khi thi công sàn, nó sẽ hết hoàn toàn ở dạng rắn, khi mà sàn lúc này đã hoàn thiện và được đưa vào sử dụng.
Mặc dù chúng không ảnh hưởng quá nhiều. Tiếp xúc lâu với mùi này có thể khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi, do vậy khi thi công cần cách ly khu vực làm việc. Trang bị các thiết bị lọc khí, khử mùi.
2.2. Yêu cầu về thi công
Trước khi thi công sàn Polyurethane, điều quan trọng cần thực hiện là đảm bảo mặt nền cần thi công phải sạch sẽ. Bạn sẽ cần phải vệ sinh sàn bê tông sạch sẽ. Cần cất dọn đồ đạc, vật dụng để tạo không gian thoáng, dọn dẹp sạch sẽ bụi bẩn – rác thải. Các vết nứt cũng cần được khắc phục lấp đầy.
Các nguyên liệu nhựa tổng hợp nhạy cảm với độ ẩm và nước, cần khử ấm trong nền bê tông cơ sở cũng như đảm bảo độ ẩm không khí khi thi công không quá cao. Độ ẩm và nước có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng của sàn PU sau thi công, giảm tuổi thọ của chúng.
Thực tế việc thi công sàn PU hoặc thi công sàn Epoxy đòi hỏi nhiều yếu tố và các trang thiết bị chuyên dụng. Bạn nên tìm tới một nhà thầu chuyên nghiệp nếu muốn thi công loại sàn này. Đơn vị thi công sàn PU chuyên nghiệp giúp đảm bảo từ khâu chọn nguyên liệu, tỉ lệ pha trộn, cho tới việc chuẩn bị sàn và thi công chúng đạt tiêu chuẩn cao nhất.
2.3. Vấn đề môi trường
Vật liệu nhựa tổng hợp khi cháy sẽ sinh khí độc. Một số tác nhân trong polyurethane tạo ra khí nhà kính có tác động tiêu cực đến bầu khí quyển. Mặc dù không độc hại như nhiều loại hóa chất khác nhưng nó vẫn gây hại cho môi trường.
3. Kết luận
Là một trong những giải pháp sàn công nghiệp hàng đầu hiện nay. Sàn PU hội tụ đầy đủ các tính chất cần có để chịu các tác động từ môi trường công nghiệp và thương mại như: khả năng chịu lực, chống mài mòn, tuổi thọ lâu dài, kháng hóa chất cường độ mạnh, dễ dàng vệ sinh,…
Ưu và nhược điểm luôn tồn tại cùng nhau, và của sàn pu (Polyurethane) cũng như vậy. Tuy có nhiều ưu điểm nổi bật nhưng cũng có những nhược điểm cần lưu ý khi sử dụng sàn polyurethane.
Trên đây là bài tổng hợp kiến thức về ưu và nhược điểm của sàn polyurethane bởi TKT Floor, hy vọng với những kiến thức đã chia sẻ ở trên đã giúp giải quyết được nhu cầu tìm kiếm thông tin của bạn.
Có thể bạn quan tâm:
Công ty giải pháp sàn công nghiệp TKT Floor
📞 Số điện thoại di động: 09.05.356.285
☎️ Số điện thoại cố định: 028.66.830.930 – 028.66.830.931
📧 Email: info@13.215.255.106 – Website: https://13.215.255.106/
📺 Youtube: https://www.youtube.com/channel/UC8_fgvlxqKdGG57pNPjpnyw
📰 Fanpage: https://www.facebook.com/tktfloor/
🏢 Địa chỉ: Số 9, đường 28, P. Bình Trưng Tây, Q.2, TP Hồ Chí Minh.
Hãy Gọi Chúng Tôi – 100% Miễn Phí – 100% Hài Lòng
Nguồn: Giải pháp sàn cứng TKT Floor