📅 Cập nhật Bài Viết “ Cách pha sơn Epoxy và những sai lầm khi trộn sơn Epoxy ” lần cuối ngày 28 tháng 09 năm 2022 tại Công ty Giải Pháp về Sàn TKT Floor Thành Phố Hồ Chí Minh
Trong chuỗi bài viết về các giải pháp sàn công nghiệp. Tiêu biểu là giải pháp sàn Epoxy được đặc biệt quan tâm, bởi tính ứng dụng cao của nó trong thời đại công nghiệp hiện nay. Cách pha sơn Epoxy và những sai lầm khi trộn sơn Epoxy được nhắc tới nhiều khi quá trình thi công loại sơn này đòi hỏi nhiều yếu tố. Trong bài viết này TKT Floor cùng bạn tìm hiểu về cách pha sơn Epoxy cũng như những sai lầm thường gặp khi trộn loại sơn này.
Nội Dung Bài Viết
1. Tại sao cần pha trộn sơn?
Trộn sơn Epoxy là một trong những công việc quan trọng nhất khi thi công loại sơn sàn công nghiệp này. Trừ khi bạn đang sử dụng hệ thống 1 phần mà không cần trộn, bạn phải trộn vật liệu epoxy của mình để phản ứng hóa học bắt đầu quá trình đông cứng. Epoxy làm cốt lõi của nó chỉ đơn giản là một loại nhựa epoxy và chất làm cứng hoặc chất xúc tác. Chúng ta sẽ xem xét một số nguyên tắc chung cần tuân theo khi trộn Epoxy của bạn.
2. Sơn Epoxy hai thành phần
Sơn Epoxy 2 thành phần là loại sơn được cấu tạo chính từ hai thành phần là nhựa Epoxy resin (phần A) và chất đóng rắn polyamide (phần B).
Hiện nay sơn Epoxy là một dòng sản phẩm sơn được sử dụng rất nhiều trong lĩnh vực giải pháp sàn công nghiệp, được sử dụng rộng rãi không chỉ tại các khu công nghiệp, nhà máy sản xuất, mà còn được áp dụng tại nhiều hạng mục công trình khác nhau từ y tế tới công trình công cộng,…
2.1. Sơn Epoxy hai thành phần là gì?
Sơn Epoxy là dòng sản phẩm sơn cao cấp 2 thành phần chuyên dùng cho thi công nền sàn nhà xưởng và các lĩnh vực khác. Sơn epoxy nó bao gồm hai thành phần: phần sơn và phần đóng rắn. Được sản xuất và đóng gói theo đúng tỉ lệ của nhà sản xuất quy định, khi đưa vào sử dụng thì tùy vào những yêu cầu về tính năng, đặc điểm kỹ thuật của chủ đầu tư mà sẽ có tỉ lệ pha trộn khác nhau.
Thành phần A là thành phần chính của sơn Epoxy, nó có tác dụng khắc phục các khuyết điểm, thành phần A chứa hạt màu tạo tính thẩm mỹ, độ bóng sáng cho nền sàn sau thi công. Phần đóng rắn còn gọi là phần B công dụng chính là làm đóng rắn hỗn hợp lại, phần B giúp sơn Epoxy có khả năng chống chịu các lực tác động từ bên ngoài (một yêu cầu bắt buộc đối với hệ thống sàn công nghiệp hiện nay).
Tùy vào yêu cầu từ phía chủ đầu tư mà có thể thêm vào một số thành phần giúp đáp ứng các đặc điểm kỹ thuật. Và sơn Epoxy có thể bao gồm các thành phần như:
- Chất kết dính: Đây là chất giúp sơn hai thành phần này có được khả năng kết dính cho tất cả các loại bột và màu. Từ đó tạo nên khả năng bám dính tốt trên bề mặt thi công.
- Chất độn: Thành phần giúp gia tăng một số đặc tính của sàn như: độ cứng, chống trơn trượt, thời gian khô…
- Dung môi: Đây là một loại chất có khả năng pha loãng sơn và hòa tan nhựa. Thường thì loại dung môi được lựa chọn sẽ tùy theo đặc tính nhựa có trong sơn.
- Bột màu: Thành phần này có vai trò tạo màu sắc cũng như độ che phủ cho sơn. Bột màu trong sơn Epoxy 2 thành phần thường được lựa chọn là bột mịn với 2 loại là bột tự nhiên và bột tổng hợp.
- Phụ gia: Trong sơn Epoxy, thành phần phụ gia chiếm một tỉ lệ rất nhỏ nhưng có vai trò không kém phần quan trọng. Đây là yếu tố giúp tăng hiệu quả bảo quản sơn cũng như ảnh hưởng không ít đến tính chất của màng sơn.
Sơn Epoxy trên thị trường hiện nay chủ yếu được chia làm 3 loại chính:
- Sơn Epoxy gốc nước
- Sơn Epoxy gốc dầu
- Sơn Epoxy không dung môi
Xem thêm: Sơn sàn Epoxy là gì?
2.2. Đặc điểm của sơn Epoxy hai thành phần
Vì epoxy hai phần có công thức hai phần nên nó tạo ra một lớp bao phủ chắc chắn và khi cả hai thành phần được kết hợp với nhau, chúng sẽ phản ứng để tạo thành một lớp keo lâu dài. Epoxy hai phần có khả năng chịu mài mòn và chống va đập, là lựa chọn tốt cho các sàn có lượng lưu thông lớn như các nhà máy sản xuất, khu chế biến, công nghiệp, công nghiệp nặng, và tầng hầm, bãi xe.
Lợi ích của công thức hai thành phần là nó cũng có thể được trộn với các thành phần khác để cung cấp cho lớp phủ các đặc tính bổ sung như tốc độ đóng rắn. Hơn nữa, các thành phần bổ sung có thể được thêm vào để chống trơn trượt, tăng độ bóng, độ bền, khả năng chống hóa chất và chống tia cực tím. Điều này cho phép một hệ thống sàn hoàn thiện có thể được điều chỉnh đặc điểm để phù hợp với nhu cầu và yêu cầu của từng dự án khác nhau.
Các đặc điểm khác của sơn Epoxy hai thành phần bao gồm:
- Chống rung và sốc
- Khả năng chịu nhiệt với biên độ thay đổi lớn
- Khả năng che lấp và khắc phục các khuyết điểm
- Bám dính mạnh mẽ với các chất nền khác nhau
- Độ bền lâu dài
- Ứng dụng dễ dàng
- Tính chất cơ học cao
- Chống ăn mòn
- Tùy chỉnh thay đổi màu sắc và các họa tiết trang trí
- VOC thấp
Xem thêm: Ưu và nhược điểm của sàn Epoxy
2.3. Tỉ lệ pha sơn Epoxy hai thành phần
Cách pha sơn Epoxy: Thông thường, khi sử dụng sơn epoxy mà dùng cả set thì việc thi công chỉ trộn 2 thành phần lại với nhau, dùng mấy trộn sơn trong vòng 3 phút. Đối với hệ sơn epoxy gốc dầu người ta thường dùng dung môi pha sơn epoxy gốc dầu, tỷ lệ pha dung môi không quá 5% đến 10% theo thể tích hay khối lượng.
Với việc pha trộn sơn bạn có thể chia tỉ lệ giữa phần A và phần B là 100:47 theo trọng lượng và tỉ lệ 2:1 theo thể tích.
2.4. Cách pha sơn Epoxy hai thành phần
Cách pha sơn epoxy như sau:
- Bật nắp thùng 2 thành phần A và B của sơn epoxy.
- Dùng máy khuấy, khuấy đều thành A lên.
- Cho thành phần B vào lưu ý phải đúng tỉ lệ.
- Trộn đều 2 thành phần A và B bằng máy khuấy trộn. Khi trộn 2 thành phần của sơn có thể pha thêm dung môi để dễ thi công (dung môi phải pha theo tỉ lệ khuyến cáo của nhà sản xuất nhưng thông thường không quá 5% – 10%).
- Sau khi trộn là có thể thực hiện thi công.
3. Quy trình pha trộn sơn Epoxy
3.1. Đọc phần hướng dẫn
Trước khi mở thùng, hãy đọc hướng dẫn ít nhất 2 lần để hiểu rõ về cách pha sơn. Nếu bạn đang sử dụng hệ thống sơn nhiều lớp, hãy đảm bảo tách từng lớp và cần thiết hãy đặt nhãn nhận biết lên chúng để không bị lẫn lộn. Việc có nhãn nhận biết giúp bạn phân chia các thành phần khác nhau và thời gian được pha trộn của mỗi thùng hỗn hợp.
3.2. Thiết lập khu vực pha trộn
Chọn một vị trí mà bạn có thể sử dụng làm khu vực pha chế và trộn nguyên vật liệu. Lý tưởng nhất là bạn sẽ cần khu vực chuẩn bị vật liệu này bên ngoài khu vực bạn đang thi công sơn phủ. Nhưng nếu dự án ở trong nhà và không có nơi phù hợp để chuẩn bị thì hãy chọn một nơi gần cửa ra vào nhất để bạn có thể tiện di chuyển. Chuẩn bị sẵn những tấm nhựa hoặc bạt tại nơi làm việc để tránh trường hợp các chất bị tràn ra ngoài.
3.3. Pha trộn Epoxy
Chúng tôi nhận thấy rằng pha trộn Epoxy bằng cây trộn kim loại gắn với máy khoan động lực là tốt nhất để đảm bảo rằng tất cả vật liệu của bạn đã được trộn đều. Bất kỳ thành phần nào chưa được pha trộn kỹ sẽ không đảm bảo được chất lượng khi thi công và có thể dẫn đến hỏng sàn nhanh chóng.
3.4. Thêm phụ gia, chất độn
Tùy thuộc vào yêu cầu mà hệ thống sàn được áp dụng cần phải có, một số chất phụ gia, chất độn sẽ yêu cầu trộn trực tiếp vào sơn thay vì trải xuống sàn trong khi thi công. Nếu bạn đang sử dụng phụ gia chống trơn trượt (ví dụ vụn đá thạch anh), bạn cần nhớ rằng hầu hết các chất phụ gia đều nặng và sẽ chìm xuống đáy thùng. Nếu bạn không trộn hỗn hợp đủ lâu, khiến những phụ gia này không được phân bố đều trên mặt sàn. Bạn cũng có thể thực hiện lăn hoặc ép để phân tán các thành phần này trải đều trong quá trình thi công.
Xem thêm: Cách thi công sơn Epoxy
4. Những sai lầm khi pha trộn sơn Epoxy
Những sai lầm thường gặp nhất trong quá trình pha trộn sơn Epoxy, các vấn đề thường gặp về cách trộn sơn Epoxy đối với những người thợ mới cần lưu ý.
4.1. Lỗi không sử dụng máy trộn điện
Mọi người dường như nghĩ rằng khuấy hỗn hợp epoxy bằng que hoặc lắc xô bằng cách nào đó sẽ tạo ra một hỗn hợp đồng nhất cho lớp nền epoxy. Nó thực sự đòi hỏi lực xoáy đáng kể để trộn được một sản phẩm đồng nhất. Trừ khi khối lượng vật liệu nhỏ (dưới 2-3kg).
4.2. Sai lầm “một chút A và một chút B”
Đội thi công sàn sắp hoàn thành dự án và chỉ còn một vài mét vuông nữa chưa hoàn thành. Rõ ràng là không cần phải mở một thùng 15kg, vì vậy thay vào đó bạn chọn lấy một phần nhỏ. Vấn đề là nếu bạn không đo lường được chính xác số lượng yêu cầu của A và B theo thông số kỹ thuật của nhà sản xuất, nhưng bạn chỉ ước tính, rất có thể thành phần sẽ không đồng đều. Sai số tỉ lệ thành phần hơn 5-10% có thể gây ra rắc rối lớn.
4.3. Sự nhầm lẫn trọng lượng với khối lượng
Sai lầm này là một yếu tố về chuyên môn. Người áp dụng đọc trên nhãn sản phẩm rằng tỷ lệ pha trộn của hai thành phần A:B, ví dụ như 5:1. Vì vậy, anh ta giả định rằng tỷ lệ thể tích cũng như vậy và tiến hành đong 5 cốc A và một cốc B. Đây là một sai lầm nghiêm trọng. Thể tích chất làm cứng có mật độ thấp hơn so với các thành phần nhựa. Điều này có nghĩa rằng hỗn hợp theo tỷ lệ trọng lượng 5:1 đã trở thành hỗn hợp tỉ lệ 3:1 nếu chúng ta đo theo thể tích. Hỗn hợp với quá nhiều chất đóng rắn có thể khiến mặt sàn bóng dầu.
4.4. Sản phẩm hết hạn
Các sản phẩm Epoxy sắp hết hoặc được để lâu có thể lượng chất độn bị chìm, lắng xuống đáy bao bì. Nếu muốn sử dụng sản phẩm, bạn cần cho sản phẩm vào một chiếc xô mới và cạo đáy đúng cách. Sau đó trộn kỹ trước khi thêm thành phần B. Nếu không, sản phẩm bị kẹt ở dưới đáy sẽ không bao giờ được trộn đều với chất làm cứng đúng cách.
4.5. Trộn lẫn các thành phần từ các sản phẩm khác nhau
Công nhân thường hay trộn lẫn các thành phần từ các sản phẩm khác nhau. Như thành phần B của sơn lót vào hỗn hợp của lớp sơn phủ hoàn thiện, tạo nên một hỗn hợp sai thành phần. Điều này hay xảy ra ở các công ty thi công kém chuyên nghiệp hoặc do nhà cung cấp giao sai các sàn phẩm.
5. Kết luận
Trên đây là bài tổng hợp kiến thức về cách pha trộn sơn Epoxy và những sai lầm thường gặp khi trộn sơn Epoxy, việc pha trộn theo tỉ lệ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như yêu cầu thi công của chủ đầu tư, vật liệu sơn áp dụng, những phụ gia thêm vào. Do đó bạn cần những nhà thầu thi công sàn Epoxy chuyên nghiệp để có những tư vấn và đánh giá để thi công một hệ thống sàn Epoxy chất lượng cao nhất.
Bài viết liên quan có thể bạn quan tâm:
Công ty giải pháp sàn công nghiệp TKT Floor
📞 Số điện thoại di động: 09.05.356.285
☎️ Số điện thoại cố định: 028.66.830.930 – 028.66.830.931
📧 Email: info@tktfloor.com – Website: https://tktfloor.com/
📺 Youtube: https://www.youtube.com/channel/UC8_fgvlxqKdGG57pNPjpnyw
📰 Fanpage: https://www.facebook.com/tktfloor/
🏢 Địa chỉ: Số 9, đường 28, P. Bình Trưng Tây, Q.2, TP Hồ Chí Minh.
Hãy Gọi Chúng Tôi – 100% Miễn Phí – 100% Hài Lòng
Nguồn: Giải pháp sàn cứng TKT Floor
Không có bình luận