HƯỚNG DẪN VỆ SINH SÀN TERRAZZO CHI TIẾT TỪNG BƯỚC
17/07/2024GIẢI ĐÁP THẮC MẮC VỀ SÀN EPOXY METALLIC
08/08/2024📅 Cập nhật Bài Viết “ Cách chống trơn trượt cho sàn nhà dễ ứng dụng ” lần cuối ngày 25 tháng 07 năm 2024 tại Công ty Giải Pháp về Sàn TKT Floor Thành Phố Hồ Chí Minh
Sàn nhà, bậc cầu thang là những bề mặt cần gia cố khả năng chống trơn trượt, đặc biệt là khi trong nhà có người già hoặc trẻ nhỏ. Đôi khi, nguy cơ trượt trơn trên sàn nhà có thể gây ra những tai nạn đáng tiếc, đặc biệt là trong các điều kiện ẩm ướt hay khi sàn bị dơ. Để giảm thiểu những rủi ro này, việc áp dụng các biện pháp chống trượt là hết sức cần thiết. Từ sử dụng vật liệu lát sàn phù hợp đến các giải pháp đơn giản như lắp đặt thảm chống trượt, mọi gia đình đều có thể tăng cường an toàn cho không gian sống của mình một cách hiệu quả và dễ dàng.
Bài viết này TKT Floor sẽ chia sẻ cho bạn một số cách chống trơn trượt cho sàn nhà hiệu quả, dễ ứng dụng
Nội Dung Bài Viết
1. Rủi ro khi không chống trơn trượt cho bậc thềm nhà
Ngay cả khi bạn đã sử dụng loại vật liệu lát sàn có độ nhám nhất định, hiện tượng trơn trượt vẫn là điều có thể xảy ra, đặc biệt là khi tới mùa nồm, hoặc khi bề mặt sàn ẩm ướt. Sở dĩ cần gia cố độ chống trơn trượt cho bậc thềm nhà, bởi nó có thể gây ra những rủi ro sau:
- Đối với người già: Sàn nhà trơn trượt rất khó di chuyển và có thể gây ra những tai nạn đáng tiếc.
- Đối với trẻ nhỏ: Đặc biệt là những đứa trẻ hiếu động, thường xuyên chạy nhảy. Sàn nhà, cầu thang trơn trượt tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.
- Đối với vật liệu: Có thể khiến vật liệu bị mài mòn và trơn dần theo thời gian. Đây là yếu tố rất ít người để ý đến.
- Đối với cộng đồng: Tần suất đi lại tại các công trình nhà phố, trung tâm thương mại,… càng nhiều thì nguy cơ người di chuyển trượt ngã càng cao.
- Đối với những tình huống khẩn cấp: Ví dụ như thang thoát hiểm. Người sử dụng thang thoát hiểm thường trong các tình huống vội vàng, đi nhanh, chạy, xô đẩy nhau… nên rất dễ bị trượt ngã.
2. Những cách chống trơn trượt cho sàn nhà
2.1 Lựa chọn vật liệu lát sàn phù hợp
Việc lựa chọn vật liệu lát sàn có độ ma sát cao là bước đầu tiên quan trọng. Các loại gạch men hoặc đá tự nhiên thường có mặt bề mặt có độ nhám và ma sát cao hơn, giúp giảm nguy cơ trượt trơn. Ngoài ra, sàn nhựa chất lượng cao cũng có các mặt lưng chống trượt giúp tăng khả năng bám dính trên mặt sàn.
2.2 Xẻ khe chống trơn để chống trơn trượt cho bậc thềm nhà
Xẻ khe chống trơn là cách chống trơn trượt cho bậc thềm nhà, cầu thang phổ biến. Tai mũi bậc cầu thang chất liệu đá, thợ thi công sẽ đo kích thước, sau đó dùng máy cắt và lưỡi cắt đá chuyên dụng để tạo các khe chống trơn. Xẻ khe chống trơn là một trong những cách cơ bản để chống trơn trượt cho cầu thang
Ưu điểm:
- Tạo ra nhiều khe chống trơn có kích cỡ tùy theo nhu cầu sử dụng.
- Đẹp, đồng bộ với đá ốp lát mũi bậc.
Nhược điểm
- Chi phí thi công cao.
- Xẻ khe sẽ làm yếu phần mũi bậc. Nếu thi công không cẩn thận có thể làm gãy, vỡ mũi bậc.
- Sau 1 thời gian sử dụng, bụi bẩn, đất cát sẽ lọt xuống khe, làm giảm tác dụng chống trơn.
2.3 Dùng gạch mũi bậc chống trơn để chống trơn trượt
Đây là cách chống trơn trượt cho bậc thềm nhà, dùng loại gạch chuyên dụng để ốp lát mũi bậc cầu thang. Gạch có thiết kế với các gờ chống trơn trượt có sẵn ở phần mũi, giúp giảm ma sát tốt và chống trơn trượt. Đối với phương pháp này, thợ thi công sẽ lát gạch lên bậc cầu thang tương tự như các vật liệu ốp lát thông thường. Vết gờ ở mũi gạch có tác dụng chống trơn trượt cho bậc thềm nhà hiệu quả
Ưu điểm:
- Độ chắc chắn cao do được gắn luôn vào mũi bậc.
- Phù hợp với bậc cầu thang ngoài trời.
Nhược điểm:
- Chi phí đầu tư cao.
- Thi công mất nhiều thời gian.
- Khó thay thế sửa chữa vì phải dùng đúng loại gạch đã sử dụng.
- Không có nhiều lựa chọn vì các hãng gạch không phải màu nào cũng có sản xuất gạch mũi bậc.
- Hiệu quả giảm dần do gạch sẽ bị mòn theo thời gian.
2.4 Mài nhám chống trơn để chống trơn trượt
Mài nhám chống trơn là phương pháp chống trơn trượt cho bậc thềm nhà sử dụng các loại vật liệu lát sàn có sẵn độ nhám. Ví dụ: gạch nhám, sàn nhựa vinyl, cầu thang sắt có độ nhám hoặc hoa văn chống trơn… Cụ thể, gạch sẽ được gắn/lát trực tiếp lên bề mặt sàn để chống trơn trượt. Quá trình ốp lát tương tự các loại vật liệu thông thường. Gạch nhám được nhiều người sử dụng để chống trơn trượt cho bậc thềm nhà, cầu thang
Ưu điểm:
- Độ chắc chắn rất cao do được gắn trực tiếp lên sàn.
Nhược điểm
- Thi công mất nhiều thời gian.
- Rất khó thay thế, sửa chữa.
- Khả năng chống trơn giảm dần theo thời gian vì vật liệu sẽ bị mòn.
2.5 Dùng nẹp chống trượt để chống trơn trượt
Nẹp chống trượt được gắn cố định vào vị trí mũi bậc cầu thang để tăng ma sát cho mũi bậc khi có người di chuyển qua, từ đó chống trơn trượt cho bậc thềm nhà, cầu thang. Nẹp có cấu tạo từ nhựa, nhôm, inox hoặc đồng,… Hình dáng cũng rất đa dạng, từ chữ V, chữ T, chữ L, chữ F,…
Thông thường, nẹp chống trượt cầu thang được gắn vào vị trí mũi bậc. Tùy vào cấu tạo của từng loại nẹp mà có 3 cách thi công sau đây:
- Cài vào gạch đá trong quá trình ốp lát.
- Dán vào mũi bậc bằng keo dán chuyên dụng: Tbond, Xbond,…
- Khoan tạo lỗ rồi bắt vít nẹp vào mũi bậc.
- Nẹp chống trượt là phương án chống trơn trượt cho bậc thềm nhà, cầu thang mang lại hiệu quả tối ưu
Ưu điểm:
- Nẹp vừa chống trơn trượt, vừa bảo vệ mũi bậc cầu thang khỏi sứt mẻ.
- Có khả năng chống chịu va đập tốt. Độ bền vững cao trong suốt quá trình sử dụng, không bị ảnh hưởng bởi thời tiết, nhiệt độ, độ ẩm.
- Sử dụng được cho nhiều loại vật liệu bậc cầu thang như gạch, đá, gỗ,…
- Phù hợp với mọi công trình: nhà ở, văn phòng, trung tâm thương mại, nhà máy công nghiệp,…
- Dễ dàng thi công, bảo trì, thay thế.
- Với đa dạng chất liệu và màu sắc, nẹp chống trơn còn tạo điểm nhấn trang trí hiện đại cho khu vực cầu thang.
Nhược điểm:
- Với loại nẹp chất liệu cao cấp thì chi phí ban đầu sẽ hơi cao.
2.6 Dùng sơn epoxy để chống trơn trượt cho bậc thềm nhà
Đây là một trong những cách chống trơn trượt cho bậc thềm nhà mang lại hiệu quả rõ rệt và được nhiều gia đình lựa chọn. Sơn epoxy được bổ sung thêm các hạt nhám (quartz sand), các hạt này sẽ bám vào sơn. Khi lớp sơn khô sẽ tạo bề mặt nhám chống trơn trượt rất chắc chắn. Để sử dụng sơn chống trơn cho bề mặt, bạn cần thực hiện các bước sau:
- Bước 1: Xử lý bề mặt.
- Bước 2: Sơn lót.
- Bước 3: Sơn lớp epoxy đầu tiên.
- Bước 4: Chỉnh sửa, chà nhám bề mặt.
- Bước 5: Sơn lớp epoxy thứ 2.
- Bước 6: Vệ sinh, bàn giao.
Ưu điểm
- Chống trơn trượt tốt, tuổi thọ cao.
- Không thấm nước, chịu lực tốt.
- Màu sắc sơn đa dạng.
Nhược điểm
- Chi phí đầu tư cao.
- Thi công mất nhiều thời gian, đòi hỏi tay nghề người thợ cao.
- Nếu hỏng hóc thì rất khó thay thế, sửa chữa.
2.7 Dùng dung dịch chống trơn trượt
Dung dịch chống trượt là loại hóa chất không màu, có mùi dễ chịu, được sử dụng để tăng ma sát, chống trơn trượt cho bậc thềm nhà, cầu thang ốp lát bằng gạch, đá. Sử dụng dung dịch chống trơn cho bậc cầu thang như sau:
- Bước 1: Làm sạch bụi bẩn, lau khô bậc cầu thang.
- Bước 2: Xịt đều dung dịch lên từng bậc và đợi trong vòng 15-20 phút.
- Bước 3: Rửa lại cầu thang với nước sạch rồi lau khô là xong.
Dùng dung dịch chống trơn trượt có thể giúp tăng độ ma sát của bề mặt sàn, nhờ đó tăng hiệu quả chống trơn trượt cho bậc thềm nhà
Ưu điểm
- Cách sử dụng đơn giản như các loại nước lau rửa sàn.
- Ngoài khu vực cầu thang, bạn cũng có thể sử dụng cho các bề mặt sàn khác.
Nhược điểm
- Không thông dụng.
- Cần đội thi công chuyên biệt.
- Khả năng chống trơn giảm dần, đặc biệt tại các khu vực thường xuyên ẩm ướt.
2.8 Đảm bảo sàn luôn sạch và khô ráo
Sàn nhà ẩm ướt hay có dầu mỡ tích tụ là nguyên nhân chính gây ra các tai nạn trượt trơn. Việc lau chùi thường xuyên và đảm bảo sàn luôn sạch và khô ráo là một biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả để giữ cho không gian sống an toàn hơn.
3. Có thể bạn quan tâm:
- Lưu ý khi vệ sinh sàn vi xi măng microcement
- Cách làm sạch các loại vết bẩn trên sàn xi măng
- Tại sao cần chống thấm cho sàn nhà
- Các xử lý sàn xi măng bị ẩm hiệu quả
- Top 8 cách tẩy xi măng trên nền gạch hiệu quả nhất
- Tại sao nên dùng lưới thủy tinh trong thi công sàn
- Cách vệ sinh và làm bóng sàn xi măng
0905.356.285
Công ty giải pháp sàn công nghiệp TKT Floor®
Địa chỉ: Số 9, đường 28, P.Bình Trưng Tây, TP.Thủ Đức, TP.HCM
Website: https://TKTFloor.com/
Nguồn: Giải pháp sàn cứng TKT Floor