Chiều dày lớp sơn Epoxy nên là bao nhiêu?
19/04/2021Phân loại sàn đá Terrazzo – Thành phần cấu tạo
03/05/2021📅 Cập nhật Bài Viết “ Ưu và nhược điểm của sàn bê tông” lần cuối ngày 23 tháng 05 năm 2024 tại Công ty Giải Pháp về Sàn TKT Floor Thành Phố Hồ Chí Minh
Ưu và nhược điểm của sàn bê tông là gì? Trong bài viết hôm nay TKT Floor chia sẻ thông tin kiến thức để tiếp nối nội dung về giải pháp sàn bê tông. Để giúp giải giải đáp các thắc mắc cũng như giúp bạn có những điều kiện đánh giá về hệ thống sàn phù hợp với dự án của bạn.
Hãy cùng theo dõi nội dung phía dưới bài viết để hiểu rõ hơn về những ưu và nhược điểm của sàn bê tông chi tiết nhất.
Nội Dung Bài Viết
1. Giới thiệu
Trong vài năm qua, sàn bê tông đã trở thành một trong những lựa chọn phổ biến nhất cho các chủ đầu tư trên toàn thế giới. Vì vật liệu lát sàn cân bằng hoàn hảo giữa thiết kế nội thất với chức năng. Nó không chỉ thực tế mà còn có thể được tùy chỉnh với đa dạng lớp hoàn thiện sàn bê tông. Để tìm hiểu thêm về nó, hãy đọc tiếp để hiểu rõ hơn về ưu và nhược điểm của sàn bê tông.
2. Ưu điểm của sàn bê tông
2.1. Khả năng chịu lực
Một trong những ưu điểm nổi bật nhất của sàn bê tông là nó cực kỳ bền và đặc biệt đàn hồi. Nói cách khác, sẽ rất khó để những tác động thông thường có thể làm hỏng bề mặt của nó. Do đó, khi có sàn bê tông trong nhà, bạn không cần phải lo lắng về việc giày dép, vật nuôi hoặc đồ đạc trong nhà làm hỏng bề mặt sàn – điều đó sẽ không xảy ra.
Ngay cả với những tác động trong cơ sở công nghiệp, nhà máy, nhà xưởng cũng khó có thể làm hư hại được bề mặt loại sàn này. Việc áp dụng sàn bê tông trong các khu công nghiệp là cực kỳ phổ biến. B4ởi độ bền cao, khả năng chịu lực và tuổi thọ cao.
2.2. Tính bền vững
Độ bền cao cho phép bạn sử dụng sàn trong một thời gian dài mà không cần thực hiện quá nhiều những việc bảo trì, bảo dưỡng.
Sàn nhà bê tông có tính bền bỉ rất cao: Sàn nhà bê tông rất bền và có tính đàn hồi tốt. Chính vì thế mà nó khó bị phá hỏng. Với sàn nhà bê tông, chúng ta không cần lo lắng về những vấn đề như vết xước của giày cao gót, móng của thú cưng. Hay sự dịch chuyển của các đồ đạc sẽ làm chầy, mất màu mặt sàn vì điều này gần như là không thể.
Hơn nữa, sàn bê tông cũng là một giải pháp làm nền cơ sở cho đa số các loại phủ sàn khác hiện nay. Ví dụ như: sàn Epoxy, sàn PU, Vinyl,… Nếu tương lại bạn có nhu cầu thay đổi hệ thống sàn của mình. Chỉ cần thi công lớp sơn phủ mới trên mặt nền bê tông hiện có. Bỏ qua việc chuẩn bị nền mới hay phá bỏ mặt sàn hiện có.
2.3. Kinh tế
Là loại vật liệu sàn giá rẻ, và dễ dàng thi công. Giúp bạn tiết kiệm chi phí ngay từ việc chuẩn bị nguyên vật liệu và thực hiện thi công.
Tất nhiên, bạn cũng có thể nâng cấp các lựa chọn của mình và tìm cách mang lại các tông màu khác nhau cho sàn bê tông thông qua việc nhuộm màu sàn hoặc khắc trang trí.
Nếu bạn chọn thêm lớp phủ, bạn chỉ cần yêu cầu thi công một lớp mỏng trên bề mặt sàn hiện có. Bất kể lựa chọn thiết kế nào, bạn có thể yên tâm rằng chi phí sẽ thấp hơn. Vì chi phí thi công với những gì tương tự như sàn gạch hoặc đá tự nhiên.
2.4. Bảo trì dễ dàng
Sàn bê tông không yêu cầu nhiều bảo trì, đặc biệt là khi so sánh với sàn gỗ. Trên thực tế, tất cả những gì bạn cần làm là tăng cứng hoặc phủ bóng từ sáu đến chín tháng một lần. Và sau đó lau hàng tuần bằng nước sạch. Điều này sẽ giúp bảo vệ bề mặt của nó và giúp giữ cho nó trông tươi mới.
Sàn nhà bê tông đòi hỏi sự bảo trì ở mức độ tối thiểu. Từ 3 đến 9 tháng 1 lần, bạn mới phải vệ sinh sàn một lần bằng chất làm sạch trung tính. Bên cạnh đó, việc làm sạch cũng không quá khó khăn và phải dùng hóa chất tẩy rửa chuyên dụng. Sàn nhà bê tông rất dễ sử dụng.
2.5. Tuổi thọ
Một sàn bê tông được chăm sóc và bảo dưỡng có thể tồn tại hơn trăm năm. Tuổi thọ của nó là vô song khi so sánh với các lựa chọn sàn khác. Hơn nữa, nhiều chủ nhà thích kỷ niệm lịch sử của sàn bê tông cũ với tất cả các vết nứt và kỳ quặc của chúng.
Tuổi thọ của sàn nhà bê tông có thể là mãi mãi nếu chủ nhà biết cách bảo trì và chăm sóc. Thậm chí, khả năng của nó có thể là sử dụng vô hạn nếu bạn khéo léo sử dụng. Tất cả những điều bạn cần phải làm là phủ sáp và đánh bóng sàn định ki 1-2 lần/năm.
2.6. Thân thiện với môi trường
Trên thực tế thì loại sàn này luôn có một sàn nhà phụ tồn tại bên dưới một vật liệu sàn khác. Bên cạnh đó cũng sử dụng các vật liệu tái chế, tự nhiên. Do đó, nó không khai thác quá nhiều nguồn nguyên liệu quý hiếm từ tự nhiên như sàn đá cẩm thạch, sàn gỗ hay granit. Cũng như không tạo ra một lượng bụi, rác thải xây dựng lớn như khi sử dụng gạch men vì phải cắt ghép gạch nhiều lần. Bên cạnh đó, quá trình thi công không sử dụng các loại hóa chất để tạo bề mặt nên càng trở nên thân thiện với môi trường.
2.7. Tùy chỉnh thiết kế
Linh hoạt trong việc thay đổi thiết kế, kết cấu. Nếu bạn đang sử dụng sàn nhà bê tông nhưng lại muốn xây dựng phong cách nhà ở mới môt thời gian thì bạn hoàn toàn có thể thay đổi dễ dàng. Tạo một mặt sàn mới bằng gỗ hay gạch men bên trên. . . Bởi bạn có một mặt sàn bê tông căn bản. Điều này đâu phải loại sàn nào cũng có thể làm được. Ngoài ra, sàn nhà bê tông còn có thể tạo nên các hoa văn tự nhiên với các cốt liệu bên trong. Nó không đơn thuần là một màu xám ảm đạm, nhàm chán như các bạn tưởng tượng.
3. Nhược điểm của sàn bê tông
3.1. Sàn cứng
Là ưu điểm nhưng mặt sàn cứng cũng lại là nhược điểm khi có một số vấn đề kéo theo. Ví dụ, nếu bạn trượt chân và ngã xuống sàn, thì khả năng tổn thương và đau đớn sẽ cao hơn do sàn nhà rất cứng. Thêm vào đó, nếu bạn đánh rơi đồ vật nào xuống sàn. Độ cứng của sàn cũng dễ khiến đồ vật đó dễ bị hư hỏng.
3.2. Thấm ẩm
Sàn bê tông rất cứng nhưng có cấu trúc xốp và nhiều lỗ nhỏ li ti khiến chúng đôi khi trở thành như một miếng bọt biển thấm. Nó có thể thấm nước và các dung môi khác vào nền trong cấu trúc sàn bê tông. Gây giảm độ bền cấu trúc sàn cũng như ố màu.
Nếu chăm sóc không cẩn thận, độ ẩm có thể gây nấm mốc. Và sẽ xuất hiện các vết nứt cho sàn bê tông, gây mất thẩm mỹ và khó sửa chữa.
3.3. Cảm giác khó chịu
Bởi một số tính chất của sàn bê tông khiến nó không tạo cảm giác thoải mái như nhiều vật liệu lát sàn khác:
Thứ nhất: sàn bê tông có bề mặt cứng. Nên việc đứng trên sàn bê tông lâu dài có thể gây ra sự khó chịu, đau mỏi gót và bắp chân. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục điều này bằng các tấm thảm đặt tại khu vực cần đứng làm việc lâu.
Thứ hai: sàn nhà bê tông hấp thụ nhiệt kém, cùng với màu sắc xám lạnh. Nó làm mọi người có cảm giác lạnh, đặc biệt là vào mùa đông.
4. Kết luận
Bên trên là bài tổng hợp nội dung về những ưu và nhược điểm của sàn bê tông. Hy vọng với những nội dung được TKT Floor đã chia sẻ có thể giải quyết được nhu cầu tìm kiếm thông tin của bạn. Theo dõi ngay chúng tôi để đón đọc những nội dung mới nhất về các giải pháp sàn công nghiệp hàng đầu hiện nay.
Mọi thắc mắc hãy để lại bình luận để chúng tôi tư vấn giúp bạn.
Có thể bạn quan tâm:
0905.356.285
Công ty giải pháp sàn công nghiệp TKT Floor®
Địa chỉ: Số 9, đường 28, P.Bình Trưng Tây, TP.Thủ Đức, TP.HCM
Website: https://TKTFloor.com/
Nguồn: Giải pháp sàn cứng TKT Floor