Tìm hiểu về lớp phủ sàn Polyaspartic polyurea

📅 Cập nhật Bài Viết “ Tìm hiểu về lớp phủ sàn Polyaspartic polyurea lần cuối ngày 03 tháng 04 năm 2024 tại Công ty Giải Pháp về Sàn TKT Floor Thành Phố Hồ Chí Minh

Lớp phủ polyurea sở hữu nhiều đặc điểm độc đáo và nổi bật giúp sản phẩm khác biệt hoàn toàn với các vật liệu bảo vệ công trình khác. Với phương pháp gia công khác nhau theo yêu cầu đề ra, thi công polyurea lên bề mặt của vật liệu để chống thấm, hạn chế ngăn chặn ăn mòn.

Lớp phủ polyaspartic polyurea tạo thành một hệ thống mới, tiên tiến hơn so với các hệ thống truyền thống được sử dụng trong các ứng dụng sơn chống thấm và bảo vệ.

Bài viết này TKT Floor sẽ giúp bạn hiểu rõ và biết được mọi đặc điểm nổi bật về lớp phủ sàn polyaspartic polyurea để có sự lựa chọn hòa hảo nhất cho sàn của mình

1. Lớp phủ polyaspartic polyurea là gì?

Polyaspartic polyurea hay còn được gọi là polyaspartic ester polyurer hoặc gọi tắt là Aspartic polyurea. Đây là một chất được tạo từ 2 thành phần chính là polyurea polyaspartic và isocyanate aliphatic. Dựa trên công nghệ Polyurea mới, đây là hệ sơn phủ polyaspartic mới. Nó cung cấp vẻ ngoài nổi bật, khả năng chống hóa chất, tia cực tím và dung môi vượt trội.

Nó thể hiện tính chất vật lý tuyệt vời cho bề mặt sàn của bạn với nhiều đặc tính vô cùng hữu ích. Lớp phủ này lắp đặt cực nhanh, không bị phai màu do tia cực tím, có thể áp dụng ở nhiều nhiệt độ khác nhau, khả năng chịu nhiệt độ cao và chống mài mòn cao và là vật liệu thân thiện với môi trường.

Hình ảnh thi công lớp phủ sàn Polyaspartic polyurea
Hình ảnh thi công lớp phủ sàn Polyaspartic polyurea

2. Lợi ích của lớp phủ polyaspartic polyurea

  • Đông kết rất nhanh ( thời gian đóng rắn thường từ 2 đến 5 giờ) tùy thuộc vào thời gian thi công
  • Độ sáng bóng cao, bắt ánh sáng tốt,
  • Đây là vật liệu chống tia cực tím tốt và đã được thử nghiệm tia cực tím qua 4000 giờ
  • Chống mài mòn và chống xước tuyệt vời, gấp 3 -5 lần so với sơn epoxy
  • Chịu va đập tốt, hạn chết bị nứt do va đập mạnh
  • Khả năng chống chịu rất ổn định với các điều kiện thời tiết và môi trường
  • Đặc điểm kết dính tốt rất có lợi. Liên kết rất hiệu quả trên các bề mặt gỗ, xi măng, bê tông và kim loại đã được chuẩn bị chính xác
  • Có thể thi công trong điều kiện nhiệt độ thay đổi, ngay cả trong độ ẩm cao
  • Khả năng chịu nhiệt ổn định lên đến 130 ° C (266 ° F) và định mức ngắn hạn là 220 ° C (430 ° F)
  • Độ dày lớp phủ có thể được kiểm soát tốt
  • Khả năng kháng hóa chất tuyệt vời, không có mùi hóa học
  • Tính khả thi của độ nhớt thấp , do đó cho phép trộn và phun ở nhiệt độ mong muốn
  • Có Bền màu ổn định, khó phai trong quá trình sử dụng
  • Tính kết dính tốt phù hợp với hầu hết các bề mặt nền

3. Một số loại phủ sàn polyaspartic polyurea

3.1 Lớp phủ polyurea polyaspartic chống trượt cao

3.1.1 Thông tin kỹ thuật:

Tính chất vật lýThành phần chính ( nhựa )Thành phần phụ ( chất làm cứng)Ghi chú
Đặc điểmChất lỏng trong suốt không màuChất lỏng trong suốt không màu 
Độ nhớt400 MPaS100 MPaSTrên 25 độ C
Tỷ lệ1,021,01Trên 25 độ C
Độ rắn90%64% 
Bảng thông tin kỹ thuật Lớp phủ polyurea polyaspartic chống trượt cao

3.1.2 Tính chất vật lý của vật liệu sao khi thi công:

  • Bề ngoài của lớp phủ polyurea polyaspartic chống trượt cao bằng phẳng, không xuất hiện vết rỗ và bọt khí
  • Độ cứng của vật liệu sẽ đạt hiệu quả tốt nhất sau 7 ngày thi công
  • Khả năng chịu mài mòn cao và không bị ảnh hưởng bởi các tác động vật lý từ môi trường
  • Độ co giãn khá tốt khoảng 15%
  • Độ bền kéo cao khoảng 23 MPa
  • Độ bám dính với bề mặt lớp nền rất tốt
  • Chống va đập và chống nứt tốt. Theo thử nghiệm có thể chịu được sức nặng của quả bóng thép 1kg rơi từ độ cao 2 mét, bề mặt sàn không bị ảnh hưởng.
Lớp phủ polyurea polyaspartic chống trượt cao
Hình ảnh: Lớp phủ polyurea polyaspartic chống trượt cao

3.1.3 Thời gian khô và thời gian thi công

Nhiệt độ trung bình25 độ C
Thời gian bề mặt khô3 giờ
Thời gian thi công lớp phủ tiếp theo3 giờ
Thời gian có thể đưa vào sử dụng7 ngày
Ổn định màu sắcSau 8 giờ thi công

Lưu ý: Dữ liệu trên chỉ mang tính chất tham khảo. Thời gian khô thực tế khi thi công lớp phủ có thể dài hoặc ngắn hơn thời gian trên bảng dữ liệu. Vì thời gian khô phụ thuộc vào các yếu tố: độ dày mong muốn của lớp phủ, nhiệt độ môi trường, độ ẩm, gió. . .

3.1.4 Hoàn thiện bề mặt lớp phủ:

  • Lau sạch về mặt và các chất bẩn trên bề mặt sàn bằng nước sạch
  • Loại bỏ dầu mỡ và các loại vết bẩn cứng đầu khác bằng chất tẩy rửa thích hợp, có độ pH thấp
  • Khi thi công đảm bảo về mặt sạch, khô không bị đọng nước sau khi thi công
  • Chú ý khoảng cách thời gian khi thi công giữa lớp phủ và lớp sơn lót

3.2 Lớp phủ cứng Epoxy tự san phẳng

3.2.1 Thông tin kỹ thuật

Tính chất vật lýThành phần chính ( nhựa )Thành phần phụ ( chất làm cứng)Ghi chú
Đặc điểmCó màu xám hoặc trắng ngàChất lỏng trong suốt không màu 
Độ nhớt2000 MPaS300 MPaSTrên 25 độ C
Tỷ lệ1,251,02Trên 25 độ C
Độ rắn68%65% 
Bảng thông tin kỹ thuật Lớp phủ cứng Epoxy tự san phẳng

3.2.2 Tính chất vật lý của vật liệu sau khi thi công

  • Bề ngoài của lớp phủ cứng lớp phủ cứng Epoxy tự san phẳng sau khi thi công khá mịn
  • Độ cứng của vật liệu sẽ đạt hiệu quả tốt nhất sau 7 ngày thi công
  • Khả năng chị mài mòn khá cao. Gần tương đương với lớp phủ polyurea polyaspartic
  • Chống va đập và chống nứt tốt. Theo thử nghiệm có thể chịu được sức nặng của quả bóng thép 1kg rơi từ độ cao 1 mét, bề mặt sàn không bị ảnh hưởng.
  • Khi bị tác động bởi axit hoặc axit sulfuric 10% thì bề mặt không đổi màu hoặc chỉ sủi bọt nhẹ
  • Khả năng chống kiềm và natri hydroxit 20% tốt. Khi bị tác động chỉ đổi màu nhẹ mà không sủi bọt
Lớp phủ cứng Epoxy tự san phẳng
Hình ảnh: Lớp phủ cứng Epoxy tự san phẳng

3.2.3 Thời gian khô và thời gian thi công

Nhiệt độ trung bình25 độ C
Thời gian bề mặt khô4 giờ
Thời gian thi công lớp phủ tiếp theo1 giờ
Thời gian có thể đưa vào sử dụng5 ngày
Ổn định màu sắcSau 24h thi công

Lưu ý: Dữ liệu trên chỉ mang tính chất tham khảo. Thời gian khô thực tế khi thi công lớp phủ có thể dài hoặc ngắn hơn thời gian trên bảng dữ liệu. Vì thời gian khô phụ thuộc vào các yếu tố: độ dày mong muốn của lớp phủ, nhiệt độ môi trường, độ ẩm, gió. . .

3.3 Lớp phủ Polyurethane tự san phẳng

3.3.1 Thông tin kỹ thuật

Tính chất vật lýThành phần chính ( nhựa )Thành phần phụ ( chất làm cứng)Ghi chú
Đặc điểmChất lỏng trong suốt không màuChất lỏng trong suốt không màu 
Độ nhớt900 MPaS/Trên 25 độ C
Tỷ lệ1,25/Trên 25 độ C
Độ rắn68%65% 
Bảng thông tin kỹ thuật Lớp phủ Polyurethane tự san phẳng

3.3.2 Tính chất vật lý của vật liệu sau khi thi công

  • Bề ngoài của lớp phủ Polyurethane tự san phẳng hơi có độ mờ nhẹ, chống trượt cao
  • Độ cứng của vật liệu sẽ đạt hiệu quả tốt nhất sau 7 ngày thi công
  • Khả năng chị mài mòn khá cao, tương đương với lớp phủ polyurea polyaspartic
  • Chống va đập và chống nứt tốt. Theo thử nghiệm có thể chịu được sức nặng của quả bóng thép 1kg rơi từ độ cao 1.5 mét, bề mặt sàn không bị ảnh hưởng.
Lớp phủ Polyurethane tự san phẳng
Hình ảnh: Lớp phủ Polyurethane tự san phẳng

3.3.3 Thời gian khô và thời gian thi công

Nhiệt độ trung bình25 độ C
Thời gian bề mặt khô8 giờ
Thời gian thi công lớp phủ tiếp theo3 giờ
Thời gian có thể đưa vào sử dụng2 ngày
Ổn định màu sắcSau 8 giờ thi công

Lưu ý: Dữ liệu trên chỉ mang tính chất tham khảo. Thời gian khô thực tế khi thi công lớp phủ có thể dài hoặc ngắn hơn thời gian trên bảng dữ liệu. Vì thời gian khô phụ thuộc vào các yếu tố: độ dày mong muốn của lớp phủ, nhiệt độ môi trường, độ ẩm, gió. . .

4. So sánh các loại lớp phủ

4.1 Chống tia cực tím và mài mòn

Theo nghiên cứu về mức độ chống tia cực tím và mài mòn của 3 loại lớp phủ trên thì lớp phủ cứng Epoxy tự san phẳng có thể chống tia cực tím và mài mòn tuyệt vời nhất. Đa phần lớp phủ cứng Epoxy tự san phẳng sẽ không bị ảnh hưởng bởi tia cực tím và sự mài mòn do môi trường tác động lên trên bề mặt

Còn lớp phủ polyurea polyaspartic chống trượt cao và lớp phủ Polyurethane tự san phẳng thì có khả năng chống chịu mài mòn cực kì tuyệt vời. Nhưng mức độ chống tia cực tím của 2 loại vật liệu này không tốt bằng lớp phủ cứng Epoxy tự san phẳng.

Vì vậy nhưng khu vực có tần suất di chuyển qua lại và chịu sự mài mòn cao như kho bãi, hầm để xe . . . thì bạn nên sử dụng lớp phủ polyurea polyaspartic chống trượt cao và lớp phủ Polyurethane tự san phẳng. Còn đối với những khu vực ngoài trời chịu ảnh hưởng trực tiếp của ánh nắng mặt trời hoặc sàn nhà xưởng thì bạn nên sử dụng lớp phủ cứng Epoxy tự san phẳng.

4.2 Chống ăn mòn

Vật liệuLớp phủ polyurea polyaspartic chống trượt caoLớp phủ cứng Epoxy tự san phẳngLớp phủ Polyurethane tự san phẳng
Thử với Natri Hydroxide 20% trong 72 giờKhông thay đổiKhông thay đổiĐổi màu
Thử với lưu huỳnh trong 72 giờKhông thay đổiBề mặt bị bong tróc nhẹKhông thay đổi
Thử với axit 10% trong 72 giờKhông thay đổiBề mặt bong tróc tróc nhẹĐổi màu
Bảng so sánh mức độ chống ăn mòn

4.3 Chống nứt và va đập mạnh

Vật liệuLớp phủ polyurea polyaspartic chống trượt caoLớp phủ cứng Epoxy tự san phẳngLớp phủ Polyurethane tự san phẳng
Độ bền kéo (MPa)20 MPa25 MPa15 MPa
Tự san phẳng30%1.5%20%
Độ chống va đậpChịu được sức nặng của quả bóng thép 1kg rơi từ độ cao 2 mét, bề mặt sàn không nứtChịu được sức nặng của quả bóng thép 1kg rơi từ độ cao 1 mét, bề mặt sàn không nứtChịu được sức nặng của quả bóng thép 1kg rơi từ độ cao 1.5 mét, bề mặt sàn không nứt
Bảng so sánh mức độ chống nứt và va đập mạnh

5. Bảo quản vật liệu

Tất cả 3 loại vật liệu trên đầu cần được bảo quản khô ở nhiệt độ từ 5 độ C đến 35 độ C. Hạn sử dụng của từng thành phần có thể kéo dài từ 9 tháng đến 1 năm tùy thuộc theo quy định của nhà sản xuất. Nếu như không bảo quản đúng cách các chất có thể bị biến đổi dẫn đến thi thi công lớp phủ dễ bị hư hỏng không đúng theo mong muốn.

6. Có thể bạn quan tâm


TKTFloor-logo-with-sologan-grey.png

0905.356.285

Công ty giải pháp sàn công nghiệp TKT Floor®

Địa chỉ: Số 9, đường 28, P.Bình Trưng Tây, TP.Thủ Đức, TP.HCM

TKT Company 10 năm dịch vụ chất lượng cao

NguồnGiải pháp sàn cứng TKT Floor

Không có bình luận

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *