Lợi ích sơn sàn nhà xưởng là gì?
02/08/2021Bàn đá mài Terrazzo
06/08/2021📅 Cập nhật Bài Viết “ Sơn Epoxy là gì? Chi tiết các loại sơn Epoxy ” lần cuối ngày 15 tháng 04 năm 2024 tại Công ty Giải Pháp về Sàn TKT Floor Thành Phố Hồ Chí Minh
Sơn Epoxy là gì? Tại sao hiện nay nó được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp như sơn sàn, tường, tầng hầm, sắt thép…
Với các đặc tính bám dính tuyệt vời, cùng khả năng chống lại các tác động từ môi trường rất tốt của sơn Epoxy việc sử dụng sơn Epoxy có thể giúp bảo vệ bề mặt sàn bê tông tăng tuổi thọ công trình với nhiều ưu điểm như: bề sáng bóng, chống trơn trượt, chống thấm, chống mài mòn, màu sắc đa dạng, tính thẩm mỹ cao. Cũng vì vậy mà sơn Epoxy hiện được xem như là một loại vật liệu hoàn hảo. Giải pháp cho các ngành công nghiệp, nhà xưởng và chế tạo, sản xuất.
Trong nội dung bài viết này, hãy cùng TKT Floor tìm hiểu về khái niệm về sơn Epoxy là gì, phân loại sơn Epoxy được sử dụng phổ biến hiện nay cũng như ưu điểm sử dụng của chúng. Cùng theo dõi nội dung bên dưới nhé.
Nội Dung Bài Viết
1. Sơn Epoxy là gì?
Sơn Epoxy hay sơn sàn Epoxy đây là một dòng sơn công nghiệp, được tạo thành từ 2 thành phần chính. Đó là nhựa Epoxy và chất đóng rắn polyamide hoặc polyamine (còn được gọi là chất xúc tác). Nhờ đặc điểm cấu tạo phân tử ở trung tâm bao gồm 2 vòng benzen vững chắc và gốc nhựa không chứa este nên sơn có khả năng bám dính, kháng nước, khác nhiệt tốt.
Ngoài ra sơn Epoxy có một số tính năng nổi bật như có thể chống tĩnh điện, chống rỉ sét hay chịu đựng sự ăn mòn từ axit, hóa chất…. Vì thế, dòng sơn này được sử dụng nhiều lĩnh vực công nghiệp chất phủ bề mặt (coatings), ở nhiều công trình với nhiều công năng khác nhau.
Lớp phủ Epoxy sau khi đóng rắn hoàn toàn. Tạo thành một lớp phủ bề mặt có khả năng chống mài mòn và trầy xước rất tốt. Ngoài ra, nó có khả năng chống lại hầu hết các loại dung môi, axit, kiềm và muối.
Xem thêm: sàn epoxy là gì?
2. Thành phần cấu thành sơn Epoxy?
Bản chất các phân tử trong sơn Epoxy không thể tự gắn kết với nhau. Nên để liên kết các phân tử lại với nhau người ta phải trộn 2 phần A, B lại với nhau.
- Thành phần A: chủ yếu là nhựa Epoxy, bột tạo màu, dung môi và một số chất phụ gia khác,…
- Thành phần B: chứa chất đóng rắn, giúp liên kết các phân tử Epoxy lại với nhau.
Sau khi trộn lại các thành phần lại với nhau theo 1 tỉ lệ nhất định (nhà sản xuất đưa ra). Thì sẽ tạo nên màng sơn có độ cứng, dai chắc, sáng bóng cùng một số tính năng chuyên dụng như: chống tĩnh điện, chống rỉ sét, chịu axit,….
Trong đó:
- Chất kết dính: là chất tạo nên sự kết dính giữa các loại bột và màu trong sơn. Và tạo màng bám dính trên bề mặt. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng và loại sơn mà người ta xác định chất kết dính.
- Chất độn: được pha vào để gia tăng các tính chất của sơn như: tăng độ cứng, bóng của màng sơn, kiểm soát độ láng, thời gian khô của sơn, và nhiều tính chất khác. . . Các loại bột độn (chất độn sơn) thường được dùng như: Kaolin, Titan Dioxide, Carbonate calcium…
- Bột màu: nguyên liệu màu được sử dụng trong sơn thông thường sẽ ở dạng bột mịn. Bộ màu sẽ tạo nên màu sắc và đảm bảo độ che phủ cho sơn và nó cũng ảnh hưởng trực tiếp đến độ bóng và độ bền của màng sơn. Bột màu có hai loại là màu tự nhiên và màu tổng hợp
- Phụ gia: là các chất hóa học với công thức hóa học riêng biệt. Có thể được thêm vào trong quá trình trộn sơn theo yêu cầu sử dụng của chủ đầu tư.
- Dung môi: là dung dịch hòa tan nhựa và pha loãng sơn. Các đặc tính của nhựa có trong sơn sẽ quyết định loại dung môi được sử dụng.
3. Các loại sơn Epoxy phổ biến nhất
Các loại sơn Epoxy thường được phân loại dựa theo chức năng và thành phần cấu tạo. Tùy vào mục đích sử dụng và môi trường áp dụng mà bạn có thể lựa chọn loại sơn Epoxy phù hợp.
Để hiểu rõ hơn về chi tiết phân loại sơn epoxy hiện có trên thị trường giúp bạn có cái nhìn tổng quan về thành phần cũng như công năng của từng loại. Bạn có thể tham khảo chi tiết ở nội dung phía dưới từ đó đưa ra giải pháp phù hợp cho dự án của mình.
3.1. Sơn Epoxy gốc dầu
Sơn Epoxy gốc dầu hay còn gọi là sơn Epoxy dung môi dầu. Đây là sản phẩm sơ khai của dòng sơn Epoxy. Nó được ra mắt đầu tiên trên thị trường sơn Epoxy tại Việt Nam.
Sơn Epoxy phủ gốc dầu được sử dụng nhiều cho nhà xưởng, nhà máy, các xưởng sản xuất… Ưu điểm là tạo tính thẩm mỹ cao nhờ độ bóng. Đồng thời giúp chống bụi và tạo không gian sàn bằng phẳng.
Tuy nhiên, do sơn Epoxy gốc dầu sử dụng dung môi dầu nên sẽ có mùi hôi. Trong quá trình thi công nên cần trang bị bảo hộ đầy đủ. Khuyến nghị nên sử dụng sàn sau 7 ngày, kể từ khi thi công xong để bề mặt sơn đóng rắn hoàn toàn và mùi sơn bay hết).
Hiện nay, sơn phủ Epoxy gốc dầu được sử dụng nhiều cho các không gian nền nhà xưởng nhỏ, các hộ dân cư, gara ô tô, hầm để xe…
Các tính năng chính của sơn epoxy gốc dầu
- Tạo màng sơn liền mạch, có độ bám dính tốt.
- Khả năng chống mài mòn hiệu quả với lực tác động dưới 3 tấn
- Ngăn hiện tượng phát sinh bụi bẩn, dễ dàng vệ sinh làm sạch bề mặt.
- Chống thấm nước & các hóa chất tác động làm ảnh hưởng kết cấu nền bê tông
- Đem lại độ sáng bóng cao, màu sắc hài hòa, thân thiện.
3.2. Sơn Epoxy gốc nước
Sơn Epoxy gốc nước là thế hệ tiếp nối của dòng sơn Epoxy gốc dầu. Nó đã được cải tiến nhiều tính năng vượt trội hơn nhằm khắc phục các nhược điểm của sơn Epoxy gốc dầu.
Ưu điểm vượt trội của loại sơn này là khả năng sử dụng phù hợp cho nhiều địa hình. Thích nghi tốt với môi trường khắc nghiệt hay không gian có độ ẩm cao. Đồng thời, có khả năng chống axit ăn mòn nồng cấp độ nhẹ và khả năng chống cháy, chống vi khuẩn tốt hơn sơn gốc dầu. Ngoài ra, sử dụng loại sơn này cũng ít xảy ra sự cố hơn so với sơn gốc dầu nên giúp đơn vị thi công hạn chế các rủi ro khi sơn.
Do sử dụng dung môi là nước nên thân thiện với môi trường. Và hoàn toàn không phát sinh mùi trong quá trình thi công hay sử dụng.
Các tính năng chính của sơn epoxy gốc nước
- Độ an toàn: Vì không chứa các loại dung môi dễ bay hơi nên loại sơn này không độc hại cho sức khỏe con người. Được ứng dụng nhiều cho các phòng sạch, bệnh viện, nhà máy dược phẩm, thực phẩm,….
- Độ bóng mờ: Khác với những loại sơn epoxy khác. Lớp bóng không cao mang đến cảm giác an toàn không quá chói sáng.
- Sơn trên những môi trường ẩm cao: Kể cả những khu vực tường có độ ẩm 10% sơn vẫn đóng rắn tốt. Trong khi đó sơn epoxy hệ dầu sàn nhà phải có độ ẩm dưới 5%.
Xem thêm: cách thi công sơn epoxy
3.3. Sơn Epoxy tự san phẳng
Sơn Epoxy tự san phẳng hay còn được biết tới là sơn Epoxy không dung môi. Loại sơn này được tạo ra với nguyên lý tự cân bằng dòng. Và hoàn toàn không cần sự hỗ trợ của dung môi bay hơi.
Ưu điểm đặc trưng của sơn Epoxy tự san phẳng là sàn thi công độ dày lớn. Khoảng 3mm, cao gấp 30 lần so sơn Epoxy gốc nước và gốc dầu. Ngoài ra, nó còn có lợi thế ở tính năng tự tạo độ phẳng, chịu được độ ăn mòn axit, kháng khuẩn, chống thấm nước, thấm dầu cao…
3.4. Sơn Epoxy chống thấm
Đây là một chất tạo màng liên tục, gồm 2 loại sơn là sơn lót Epoxy chống thấm và sơn phủ Epoxy chống thấm. Loại sơn này thường được biết đến là có độ bền cao, độ bám dính tốt và tính thẩm mỹ vượt trội.
Sơn Epoxy chống thấm được sử dụng cho, hồ nước thải, hồ nước sinh hoạt, sơn mái của các tòa nhà. Và các xưởng sản xuất nhờ có khả năng chống nước cao. Đồng thời, loại sơn này còn có tính đàn hồi cùng với sự giãn nở theo nhiệt độ. Nên nó không bị biến màu dưới tác động của ánh nắng mặt trời hay nhiệt độ cao.
3.5. Sơn Epoxy chống tĩnh điện
Đây là loại sơn có khả năng chống tĩnh điện cao, tạo độ an toàn và phòng chống gây cháy nổ do chập điện. Nên loại sơn này thường được sử dụng phổ biến cho các không gian nhà xưởng chuyên sản xuất các thiết bị. Và linh kiện điện tử, máy móc, với dây điện và mạng lưới điện chằng chịt.
3.6. Sơn Epoxy kháng hóa chất
Loại sơn Epoxy này đóng vai trò như là một lớp Epoxy sửa chữa bề mặt hiệu quả. Với khả năng chống hóa chất tốt, tính vệ sinh cao, dễ lau chùi nên nó thường được lựa chọn để sử dụng trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống.
Bồn chứa hóa chất, khu hóa chất, bể xử lý nước thải hay những cơ sở sản xuất hóa chất các loại,… Là các nơi nên sử dụng sơn chống hóa chất.
4. Ưu, nhược điểm của sơn Epoxy
4.1. Ưu điểm của sơn Epoxy
Nhắc tới sơn Epoxy, chắc chắn chúng ta không thể bỏ qua những ưu điểm nổi bật của dòng sơn này. Cụ thể, một số ưu điểm của sơn sàn Epoxy có thể kể tới như:
- Sơn Epoxy đem lại cho hệ thống sàn một bề mặt với tính thẩm mỹ cao. Thay đổi tổng thể không gian nhà xưởng.
- Khả năng kháng axit, hóa chất.
- Giúp bảo vệ sàn bê tông, chống bụi trong quá trình sản xuất.
- Có khả năng chịu tải trọng cao, tính ma sát tốt cho phép xe nâng di chuyển thường xuyên. Đặc biệt hiệu quả với dòng sơn epoxy tự san phẳng.
- Tạo nền bề mặt sàn hoàn hảo, liền mạch, không thấm dầu, không thấm nước và dễ dàng lau chùi.
- Khả năng chống trơn trượt hiệu quả.
- Khả năng chịu mài mòn khá tốt và bền. Sử dụng lâu dài mà không bị bong tróc, hỏng hóc. Bên cạnh đó nó còn chịu được những tác động của dung môi, hóa chất hay nước biển, nước mặn
4.2. Nhược điểm của sơn Epoxy
- Chi phí thi công sơn Epoxy khá tốn kém, nhưng mang lại hiệu quả lâu dài.
- Yêu cầu sàn bê tông đạt chuẩn trước khi thi công.
- Thi công phải tuân theo đúng quy trình.
- Yêu cầu máy móc, các trang thiết bị hiện đại.
- Đòi hỏi đội ngũ thi công chuyên nghiệp có kinh nghiệm cao. Dày dặn kinh nghiệm để xử lý được các vấn đề kỹ thuật như thi công kém, bề mặt chưa được làm sạch, hoặc điều kiện thông gió không hợp lý,…
Xem thêm: ưu nhược điểm của sàn epoxy
5. Ứng dụng của sơn Epoxy?
Sơn Epoxy có đặc tính khô nhanh và tính chất bay hơi thấp. Sử dụng sơn Epoxy sẽ tạo ra lớp phủ bảo vệ bền, và có độ cứng vượt trội. Nhờ các chất phụ gia thêm vào nên lớp phủ Epoxy có độ bóng cao, và dễ dàng làm sạch bằng nước và các dụng cụ vệ sinh thông thường.
Với các chức năng và dòng sản phẩm đa dạng như vậy, sơn Epoxy thường được ứng dụng như thế nào?
5.1. Sơn phủ cho sàn bê tông
Với khả năng bám dính tốt, sơn sàn Epoxy thường được sử dụng trên các sàn bê tông, ở hầm gửi xe, ga ra ô tô, trung tâm thương mại… Lớp sơn sẽ giúp sàn bê tông mịn hơn, chống nấm mốc và tránh được tình trạng trơn trượt.
5.2. Chống rỉ sét cho sắt thép
Dòng sơn này còn có thể được sử dụng với sắt thép, các sản phẩm làm từ sắt thép trong các nhà xưởng hoặc các khu vực có điều kiện đặc biệt. Dòng sơn này sẽ giúp kim loại bền hơn, chống ăn mòn, rỉ sét trong các điều kiện khắc nghiệt đặc thù.
5.3. Mục đích chống thấm
Đây là dòng sơn thường được sử dụng để sơn tường hoặc dùng cho những công trình ngoài trời, khu vực có độ ẩm cao. Sơn chống thấm sẽ giúp tường luôn đẹp, ấn tượng và bền bỉ với thời gian.
6. Kết luận
Qua các thông tin ở trên TKT Floor hy vọng bạn đã hiểu rõ được về sơn Epoxy là gì. Hiểu được các thành phần sơn Epoxy cũng như những ưu điểm nhược của nó mang lại và ứng dụng của các loại sơn trên thị trường.
Hy vọng nội dung bài viết đã có thể giúp giải quyết được nhu cầu tìm kiếm thông tin của bạn. Từ đó bạn có thể đưa ra lựa chọn dễ dàng cho sàn nhà xưởng, nhà kho, bệnh viện, sảnh tòa nhà, văn phòng công ty, showroom, tầng hầm… sắp tới của mình nhé.
7. Nội dung liên quan
Nhữn nội dung bài viết liên quan tới sơn sàn Epoxy mà có thể bạn quan tâm:
- Câu hỏi thường gặp về sàn epoxy: https://13.215.255.106/nhung-cau-hoi-thuong-gap-ve-san-epoxy/
- Cách khắc phục lỗ kim và bọt khí sàn epoxy: https://13.215.255.106/cach-khac-phuc-lo-kim-va-bot-khi/
0905.356.285
Công ty giải pháp sàn công nghiệp TKT Floor®
Địa chỉ: Số 9, đường 28, P. Bình Trưng Tây, TP.Thủ Đức, TP.HCM
Website: https://TKTFloor.com/
Nguồn: Giải pháp sàn cứng TKT Floor