Cách làm sạch ron gạch đơn giản và hiệu quả
15/09/2021Sàn nhựa WPC – Sàn gỗ composite
17/09/2021📅 Cập nhật Bài Viết “ Sàn nhựa SPC – Giới thiệu tổng quan ” lần cuối ngày 03 tháng 04 năm 2024 tại Công ty Giải Pháp về Sàn TKT Floor Thành Phố Hồ Chí Minh
Sàn nhựa SPC là gì? Đây là một câu hỏi được rất nhiều khách hàng quan tâm hiện nay. Trong bài viết hôm nay, TKT Floor sẽ cùng bạn đi tìm hiểu tổng quan về sàn nhựa SPC hay còn được gọi là sàn nhựa hèm khóa, sàn nhựa giả gỗ,…
Cùng theo dõi ngay nội dung bên dưới để nắm rõ về cấu tạo, ưu nhược điểm và khả năng ứng dụng của loại vật liệu tiên tiến nhất hiện nay nhé.
Nội Dung Bài Viết
1. Sàn nhựa SPC là gì?
SPC là tên viết tắt của Stone Plastic Composite. Đây là một loại vật liệu dùng để lót sàn có chức năng tương tự với các loại vật liệu khác như gạch men, gỗ, đá tự nhiên. Nó còn được gọi với cái tên khác như sàn nhựa hèm khóa SPC.
Sàn SPC được làm từ các nguyên liệu chính bao gồm: nhựa nguyên sinh PE, bột đá canxi cacbonat tự nhiên và các chất phụ gia chống giãn nở ở nhiệt độ, áp suất cao 2000kg/cm3 để tạo thành tấm. Trong thành phần không chứa formaldehyd, kim loại nặng, chất gây ung thư và chất bay hơi nên thân thiện với môi trường và sức khỏe người sử dụng.
Do kết cấu thành phần đặc biệt nên sàn nhựa SPC được các chuyên gia, người tiêu dùng đánh giá cao và được xem là loại vật liệu thông minh nhất hiện nay trên thị trường.
Có thể bạn quan tâm: Sàn Vinyl chống tĩnh điện
2. Cấu tạo của sàn nhựa SPC
Để hiểu rõ được đặc điểm của sàn SPC, chúng ta cùng nhận định thêm thông qua cấu tạo của loại sàn nhựa giả gỗ này. Không nhiều các loại vật liệu ốp lát cao cấp hiện nay sở hữu được những tính năng ưu việt tới như vậy.
Thông thường hiện nay với các loại sàn SPC thường có cấu tạo 5 lớp chắc chắn như sau:
- Lớp UV: có tác dụng ngăn chặn tác động trực tiếp lớp bề mặt của tia UV ( tia cực tím), bảo vệ bề mặt luôn được bóng đẹp, bền màu.
- Lớp áo bảo vệ: chống trầy xước, trơn trượt trên bề mặt sàn. Đây là một trong những điểm khác biệt so với các loại vật liệu ốp lát cùng loại khác
- Lớp film : đây là lớp tạo ra họa tiết vân gỗ, màu sắc giống gỗ tự nhiên. Giúp tăng tính thẩm mỹ, đậm nét hài hòa và hiện đại.
- Lớp lõi: còn được gọi là cốt nhựa, cốt PVC. Lớp này được làm từ nhựa nguyên sinh kết hợp bột đá tự nhiên ( canxi cacbonat) chịu lực tốt, đem lại độ bền cao và chỉ số an toàn vượt trội
- Lớp đế: được làm từ vật liệu nhựa tổng hợp có chức năng giúp sàn cân bằng, chắc chắn, chống cong vênh, co ngót. Ngoài ra nó còn có khả năng cách âm, chống ẩm mốc và bảo vệ sàn trước những tác nhân gây hại.
Ngoài ra sàn nhựa SPC Còn được thiết kế hèm khóa được gắn dưới tấm sàn. Khi gắn các tấm lại với nhau các hèm khóa sẽ liên kết lại với nhau mà không cần dùng đến keo.
3. Đặc điểm cơ bản của sàn nhựa SPC
Được biết đến với khả năng chống thấm nước 100% với độ bền vô song, những tấm ván sàn SPC hiện đại được chế tạo với công nghệ tiên tiến để giả vân gỗ và đá tự nhiên một cách đẹp mắt với mức giá thấp hơn. Lõi cứng đặc trưng của SPC gần như không thể phá hủy, làm cho nó trở thành lựa chọn lý tưởng cho các môi trường thương mại và lưu lượng người qua lại cao.
3.1. Ưu điểm của sàn nhựa SPC
Sàn nhựa hèm khóa có nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với các loại vật liệu truyền thống như:
- Tính thẩm mỹ cao: Sàn SPC có thiết kế vân gỗ và màu sắc giống gỗ tự nhiên nên đem lại tính thẩm mỹ cao cho không gian. Sàn được lắp đặt liền mạch, không lộ các đường ghép nối.
- Thân thiện với môi trường: Sàn nhựa SPC được làm từ nhựa PVC chất lượng cao, bột đá tự nhiên và các chất phụ gia không có formaldehyd, Pb, Benzen, kim loại nặng và các chất gây ung thư khác. Ngoài ra chúng không có chất bay hơi hòa tan và bức xạ.
- Khả năng chống trượt tốt: Lớp bề mặt của sàn khóa SPC có khả năng chống trơn trượt tốt. Khi di chuyển trên bề mặt sẽ có cảm giác chắn chắn, không dễ trượt xuống.
- Hấp thụ âm thanh: Lõi SPC của sàn vinyl lõi cứng giúp hấp thụ âm thanh, làm cho nó trở nên hoàn hảo cho các không gian văn phòng hay căn hộ, nhà cao tầng,…
- Kháng khuẩn và chống nấm mốc: Bề mặt sàn được xử lý kháng khuẩn và chống vết bẩn. Đặc biệt, khả năng kháng khuẩn mạnh với hầu hết các vi khuẩn, ức chế sự sinh trưởng của vi khuẩn.
- Chống nước và chống ẩm: Với cấu tạo chắc chắn gồm 5 lớp sẽ mang đến khả năng chống thấm hiệu quả cho vật liệu. Bên cạnh đó, sàn SPC không thấm nước nên không bị mối mọt ngay cả khi ốp lát tại các địa điểm thường xuyên tiếp xúc với nước. Nhất là điều kiện khí hậu thời tiết ở Việt Nam vào mùa xuân thường bị nồm ẩm.
- Nhẹ và mỏng: Độ dày phổ biến của sàn khóa SPC trong khoảng 3,2mm- 6,0 mm, có trọng lượng nhẹ nên là lợi thế khi xây dựng trong các tòa nhà cao tầng, nhất là cải tạo các tòa nhà cũ.
- Độ đàn hồi cao: Sàn nhựa hèm khóa SPC có khả năng phục hồi linh hoạt, độ đàn hồi cao nên chịu được tác động của vật nặng và không bị chịu ảnh hưởng khi di chuyển nhiều trên bề mặt. Sàn cũng hấp thụ âm thanh tốt nên sẽ không tạo tiếng ồn khi đi lại
- Khả năng chống mài mòn tốt: Trên bề mặt sàn có lớp mài mòn trong suốt được xử lý đặc biệt bởi công nghệ cao nên đảm bảo khó bị trầy xước.
Có thể bạn quan tâm: quy trình thi công sàn nhựa SPC
3.2. Nhược điểm của sàn nhựa SPC
- Giá thành: Sàn SPC đi kèm với rất nhiều lựa chọn và tính hiện đại trong công nghệ sản xuất khiến giá thành của chúng cao hơn các loại sàn Vinyl khác. Nhìn chung, nó vẫn rẻ hơn sàn gỗ, và sàn đá khác cùng ít phải bảo trì hơn.
- Yêu cầu chuẩn bị nền kỹ: Sàn nhựa SPC dễ bị hư hèm khóa nếu bề mặt nền nhà bên dưới lồi lõm không bằng phẳng
- Sàn cứng hơn sàn WPC: Các nhà sản xuất thiết kế phần lõi cứng cáp để tạo độ vững bền cho sàn nhà nhưng lại không tạo cảm giác thoải mái khi đứng lâu.
- Hạn chế khu vực sử dụng: Thực tế sàn SPC không phù hợp sử dụng ngoài trời.
4. Ứng dụng của sàn nhựa SPC
Sàn nhựa SPC có những ưu điểm, chất lượng vượt trội và thích hợp với điều kiện thời tiết ở Việt Nam nên được ứng dụng rộng rãi trong mọi công trình. Thêm ưu điểm là giá thành rẻ hơn các loại vật liệu khác nên nó có khả năng thay thế cho các loại sàn gỗ tự nhiên, sàn gỗ công nghiệp kém chất lượng. Ứng dụng phổ biến của chúng như:
- Ốp lát sàn nhà: Không gian như phòng khách, phòng ngủ, nhà bếp… đều có thể sử dụng chất liệu này. Với những không gian có độ ẩm cao như nhà tắm, nhà vệ sinh không còn lo độ ẩm cao hay thường xuyên tiếp xúc với nước gây ảnh hưởng đến chất lượng sàn.
- Các trung tâm thương mại: Nơi có mật độ người đi lại cao, vừa giúp tăng tính thẩm mỹ cho không gian, lại không lo bị trầy xước. Ngay cả với phòng tập gym hay cửa hàng,…
- Công trình công cộng: Trường học, bệnh viện, văn phòng… Sử dụng sàn SPC sẽ giảm thiểu tiếng ồn hiệu quả mà vẫn đảm bảo thẩm mỹ.
Sản phẩm có ưu điểm là giá thành khá rẻ nên có thể được lựa chọn để thay thế toàn các vật liệu truyền thống trường đây như sàn gỗ, sàn gạch hoặc sàn đá.
Xem chi tiết: giá sàn nhựa SPC
5. Kết luận
Có thể thấy sàn vinyl hiện nay đang rất phát triển và các nhánh của vật liệu này liên tục được cải tiến để đáp ứng với những yêu cầu sử dụng của khách hàng hiện đại. Sàn nhựa SPC ra đời để giải quyết nhu cầu sàn cứng giả gỗ tự nhiên một cách hoàn hảo mà vẫn giữ được những tính chất vốn có của loại sàn vinyl.
Hy vọng với những nội dung được chia sẻ trong bài viết có thể giúp giải quyết được nhu cầu tìm kiếm thông tin của bạn về sàn nhựa cách âm, hay sàn hèm khóa SPC.
6. Nội dung liên quan
Một số bài viết có nội dung liên quan tới sàn vinyl mà có thể bạn quan tâm:
- Cách vệ sinh sàn Vinyl hiệu quả: https://13.215.255.106/cach-ve-sinh-san-vinyl/
0905.356.285
Công ty giải pháp sàn công nghiệp TKT Floor®
Địa chỉ: Số 9, đường 28, P.Bình Trưng Tây, TP.Thủ Đức, TP.HCM
Website: https://TKTFloor.com/
Nguồn: Giải pháp sàn cứng TKT Floor