Nên lát sàn nhựa hay sàn gỗ
01/10/2021Sàn nhựa LVT – Luxury Vinyl Tiles
08/10/2021📅 Cập nhật Bài Viết “ Nên chọn sàn nhựa hèm khóa hay sàn nhựa dán keo ” lần cuối ngày 03 tháng 04 năm 2024 tại Công ty Giải Pháp về Sàn TKT Floor Thành Phố Hồ Chí Minh
Sàn nhựa vinyl lót sàn là vật liệu sàn nổi tại Việt Nam nhờ đặc điểm vượt trội về màu sắc, sự chịu nước và tính thẩm mỹ. Trên thị trường hiện nay có nhiều loại sàn nhựa: sàn nhựa hèm khóa, sàn nhựa dán keo, sàn kháng khuẩn… Cùng là ván sàn được sản xuất từ nhựa nhưng mỗi loại đều có đặc điểm riêng nên để lựa chọn sản phẩm nào phù hợp với không gian nội thất không phải là điều đơn giản.
Trong bài viết này, TKT Floor sẽ đưa thông tin và so sánh sàn nhựa dán keo và sàn nhựa hèm khóa giúp bạn dễ dàng đưa ra câu trả lời cho câu hỏi: Nên chọn sàn nhựa dán keo hay sàn nhựa hèm khóa?
Nội Dung Bài Viết
1. Sàn nhựa dán keo là gì?
Sàn nhựa dán keo có thành phần chính là nhựa PVC kết hợp với bột đá và các chất phụ gia liên kết khác. Theo đúng như tên gọi của nó, loại sàn này liên kết trực tiếp với nền nhà bằng keo chuyên dụng.
Độ dày phổ biến của miếng nhựa dán nền nhà dao động từ 1,8mm-3mm.
Trên thị trường hiện tại có 3 loại sàn nhựa dán keo phổ biến được phân loại theo thiết kế là sàn nhựa vân gỗ, sàn nhựa vân thảm và sàn nhựa vân đá. Phổ biến nhất là sàn nhựa dán keo giả gỗ.
2. Sàn nhựa hèm khóa là gì?
Sàn nhựa hèm khóa là một nhánh sản phẩm của sàn nhựa giả gỗ. Nó có hệ thống hèm khóa được gắn tại các cạnh của tấm sàn nhựa. Hèm khóa liên kết các ván sàn lại với nhau một cách chắc chắn mà không cần dùng thêm bất cứ chất keo dính nào. Giúp cho việc thi công trở nên dễ dàng hơn, đặc biệt ván sàn hèm khóa có thể tái sử dụng được.
Sàn nhựa hèm khóa thường có độ dày lớn hơn khá nhiều so với sàn nhựa dàn keo. Thường thì độ dày sàn nhựa hèm khóa khoảng từ 3.5mm tới 8mm.
Nổi bật nhất trong dòng sản phẩm sàn nhựa hèm khóa là hai loại sàn nhựa SPC và WPC.
Có thể bạn quan tâm: so sánh sàn nhựa hèm khóa SPC và WPC
3. Ưu điểm chung của sàn nhựa dán keo và hèm khóa
Sàn nhựa dán keo và sàn nhựa hèm khóa đều có thành phần nguyên liệu chính là nhựa PVC nguyên sinh (90%), sàn nhựa còn có các chất phụ gia khác nhằm tạo độ liên kết chắc chắn, bền dẻo cho sàn. Màu sắc tấm ván sàn đa dạng, hài hòa, tính thẩm mỹ cao mang lại cảm giác như màu sắc chân thực tự nhiên.
Có khả năng chống ẩm, chống mốc, mối mọt tốt, không cong vênh, chống cháy lan, chống lại sự xâm hại của các loại vi khuẩn, nấm mốc, chống chịu với áp lực cao, bề mặt bóng đẹp, đảm bảo độ sờn tạo độ êm ái khi đi trên sàn, có khả năng chống trơn trượt tốt.
Ngoài ra, loại sàn nhựa không bắt lửa, cách âm, cách nhiệt tốt, có khả năng chống thấm nước vượt trội. Các tính chất này giúp sàn nhựa dán keo và sàn nhựa hèm khóa có thể lắp đặt ở nhiều không gian khác nhau, phù hợp với các công trình nội ngoại thất lớn nhỏ: nhà hàng, quán ăn, quán café, khách sạn, văn phòng, bệnh viện, trường học, nhà máy, nhà xưởng công nghiệp,…
Có thể bạn quan tâm: so sánh sàn nhựa và sàn gỗ
4. So sánh chi tiết sàn nhựa dán keo và sàn nhựa hèm khóa
Để trả lời cho câu hỏi nên sử dụng sàn nhựa dán keo hay sàn hèm khóa, chúng ta sẽ đánh giá trực tiếp hai loại sàn này dựa trên một số đặc điểm nổi bật và quan trọng cần thiết của một vật liệu lát sàn hiện đại.
4.1. Đặc điểm hoàn thiện
Mặt sàn là nơi có diện tích lớn và ảnh hưởng nhiều tới thiết kế cũng như các bộ phần khác trong nhà, do đó bạn cần biết kết quả sàn hoàn thiện sau khi lắp đặt hai loại vật liệu này là gì. Điều này rất quan trọng để bạn biết, bạn sẽ lắp đặt sàn như thế nào cho chính xác và đòi hỏi điều gì.
Sàn nhựa dán keo vân gỗ được coi là một loại sàn cố định. Nó được gắn trực tiếp lên nền nhà và có thể chịu các tác động nhẹ từ môi trường và con người, các tác động như trầy xước, tràn nước, mật độ đi lại cao.
Ván sàn nhựa hèm khóa SPC là vật liệu được lắp nổi trên nền nhà mà không cần bất kỳ vật liệu cố định nào như keo dán hay đinh ốc. Thiết kế thông minh sập hèm khóa âm dương. Điều này giúp cho bạn có thể dễ dàng lắp đặt và tháo gỡ khi cần thay thế, sửa chữa mà không ảnh hưởng tới nền nhà.
4.2. Thiết kế
Điểm gây sự thu hút từ sàn nhựa là vật liệu có thiết kế đa dạng. Nó được sản xuất với diện mạo gống như gỗ tự nhiên, gạch, đá, bê tông, thảm trải sàn… Giống bất kỳ vật liệu lát sàn nào. Nó mang đến sự đồng bộ trong phong cách thiết kế dự án của chủ nhà. Mang lại sự sang trọng tinh tế hơn trong nội thất.
Sàn nhựa hèm khóa sử dụng thiết kế đa lớp, phần diện mạo được đảm nhiệm bởi lớp film sử dụng công nghệ in 3D mang tới màu sắc tươi sáng, chân thực nhất so với sàn gỗ tự nhiên.
4.3. Độ dày
Khác với những loại vật liệu lát sàn truyền thống, sàn nhựa có những mức độ dày khác nhau và với từng độ dày của tấm sàn mà sẽ có độ bền và giá thành khác biệt.
Sàn nhựa dán keo thường có độ dày phổ biến nhất là loại 2mm và 3mm, nhưng cũng có các độ dày khác như 1.8mm; 2.5mm; 4mm…
Sàn nhựa hèm khóa có độ dày lớn hơn khá nhiều so với sàn nhựa dán keo. Độ dày phổ biến của sàn nhựa hèm khóa là từ 3.5mm-4.5mm, bên cạnh đó còn có các độ dày khác nhau lên tới 8mm
4.4. Độ bền
Độ bền chắc chắn là điều kiện tiên quyết cần đánh giá khi lựa chọn vật liệu lát sàn và việc quyết định nên sử dụng sàn nhựa dán keo hay sàn nhựa hèm khóa cũng vậy.
Cả hai vật liệu lát sàn này đều là sản phẩm tiên tiến có chất lượng bền bỉ. Tuổi thọ của chúng có thể lên đến 30 năm. Và thông thường bảo hành của nhà sản xuất là 10 năm. Đây không phải con số quá bất ngờ với loại sàn nhựa cao cấp này.
Nhìn vào độ dày của vật liệu lát sàn thì ta có thể dễ dàng nhận biết sàn nhựa hèm khóa cho chất lượng và độ bền cao hơn so với sàn nhựa dán keo. Độ dày lớn cung cấp sự cứng cáp cho mặt sàn, bên cạnh đó lớp bảo vệ cũng dày hơn giúp chống lại các va đập và mài mòn khi sử dụng.
Việc ứng dụng sàn nhựa hèm khóa tại các không gian có đông người qua lại như: trung tâm thương mại, bệnh viện, trường học, hội trường,… cũng là một dẫn chứng thực tế cho thấy độ bền vượt trội của sàn nhựa hèm khóa so với sàn nhựa dán keo.
4.5. Vệ sinh, làm sạch
Là vật liệu nhựa vinyl mang lại khả năng chống thấm nước 100% nên tránh được tình trạng sàn bị nhiễm bẩn, gây ố màu, mất màu. Cả hai vật liệu lát sàn nhựa đều có phương pháp làm sạch và bảo trì tương tự nhau, đơn giản và dễ thực hiện.
Đối với hầu hết các sản phẩm sàn nhựa vinyl việc vệ sinh, làm sạch đơn giản là quét dọn và lau lại với nước sạch, không cần quá cầu kỳ và cũng không cần tới các loại hóa chất tẩy rửa. Tuy nhiên, luôn luôn nên tham khảo hướng dẫn bảo trì của nhà sản xuất và hướng dẫn thực hiện tốt nhất.
4.6. Khả năng cách âm
Cả hai loại sàn Vinyl này đều có thể được coi là vật liệu cách âm tốt cho các căn phòng. Điều này đặc biệt đúng khi so sánh với các loại sàn gỗ công nghiệp hay sàn gạch men khác.
Cấu tạo đa lớp giúp việc hấp thụ âm thanh tốt hơn. Giảm việc âm thanh bị dội ngược lại không gian hay truyền qua vật liệu.
Sàn nhựa hèm khóa SPC có khả năng cách âm, chống ồn rất nổi bật. Vì chúng là vật liệu nhựa dẻo PVC, độ đàn hồi cao, ngoài ra lớp lõi SPC của sàn vinyl lõi cứng giúp hấp thụ âm thanh. Làm cho nó trở nên hoàn hảo cho các không gian văn phòng hay căn hộ, nhà cao tầng,…
Lưu ý: khi thi công sàn phụ sử dụng sàn nhựa hèm khóa. Nếu lớp nền phụ nếu không bằng phẳng gồ gề. Khi lắp sàn nhựa có hèm khóa sẽ tạo thành âm thanh rít khi đi lại. Nên việc chuẩn bị lớp nền tốt là vô cùng quan trọng.
4.7. Thi công, lắp đặt
Đúng như tên gọi của nó, sàn nhựa giả gỗ dán keo. Việc thi công vật liệu này cần tuân thủ theo quy trình lắp đặt nhất định và sử dụng nhiều dụng cụ thiết bị khác nhau. Nên sẽ gây khó khăn hơn cho những người muốn tự lắp đặt. Họ cần có chuyên môn trong lĩnh vực lát sàn, khả năng sử dụng keo, vật liệu hỗ trợ. Có lẽ bạn sẽ cần tới một đội thi công sàn nhựa dán keo thực thụ.
Với sàn nhựa hèm khóa mọi chuyện sẽ đơn giản hơn rất nhiều, với công nghệ thiết kế khóa hèm. Việc bạn cần làm là đặt những tấm sàn vào đúng khớp khóa và đè hèm khóa lại. Những ván sàn sẽ được liên kết chặt chẽ lại với nhau mà không cần dùng tới bất kỳ keo dán hay đinh vít nào. Bạn hoàn toàn có thể thực hiện lắp đặt sàn nhựa hèm khóa tại nhà đơn giản.
4.8. Thay thế, sửa chữa
Cho dù bạn sử dụng bất kỳ loại vật liệu lát sàn nào, việc sửa chữa, thay thế nó vào một thời điểm nào đó chắc chắn là cần thiết.
Sàn nhựa vinyl dán keo sẽ khó khăn hơn trong việc sửa chữa hư hỏng hoặc nếu cần thay thế. Do được gắn keo liền với nền nhà nên việc sửa chữa cần bóc tách tấm sàn và lớp keo bên dưới, sẽ tốn nhiều thời gian và công sức hơn.
Với sàn nhựa hèm khóa, việc thay thế sửa chữa cũng đơn giản như khi thi công chúng vậy. Tháo lắp khu vực hỏng hóc sau đó thay lại bằng một tấm sàn mới. Có thể bạn sẽ liên tưởng tới việc chơi ghép hình hay lego vậy. Tháo và lắp nhanh chóng.
5. Quy trình thi công
5.1. Các bước thi công sàn nhựa dán keo
Chuẩn bị dụng cụ: sàn nhựa, keo dán sàn, dụng cụ phết keo, len, nẹp, búa cao su.
Bước 1: Cắt sẵn các tấm sàn nhựa dán keo theo cách lắp đặt, tính toán số lượng ván nhựa sử dụng.
Bước 2: Đổ keo chuyên dụng ra các điểm trên mặt phẳng nền nhà. Sử dụng dụng cụ kết keo để trải đều keo ra mặt nền nhà 1 lớp mỏng, phết keo đến đâu thì lót sàn đến đó. Nếu trên diện tích sàn nhà rộng nếu không ốp kịp thì keo sẽ bị khô, không có tác dụng bám dính tốt. Sử dụng búa cao su để gõ đều lên mặt tấm ván nhựa để mọi tiếp điểm đều được bám dính chặt chẽ xuống mặt nền nhà bằng keo.
Bước 3: Lắp phụ kiện như len chân tường hoặc nẹp kết thúc. Nẹp cửa để che đi các khoảng hở giữa sàn và tường, cửa.
Bước 4: Sử dụng con lăn, lăn đều trên mặt sàn từ góc này sang góc khác. Để đảm bảo cho mặt sàn nhà dán nhựa bằng phẳng, không gồ ghề.
Bước 5: Đợi sàn ổn định, keo dán khô hoàn toàn thì vệ sinh mặt sàn bằng chổi, máy hút bụi, khăn bông…
5.2. Quy trình lắp đặt sàn nhựa hèm khóa
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ: sàn nhựa, xốp lót sàn chuyên dụng, len, nẹp, búa cao su.
Bước 2: Xử lý bề mặt phẳng lắp đặt. Có thể lắp trên nền gạch hoặc xi-măng, miễn bằng phẳng. Vệ sinh sạch sẽ bụi bẩn, để nền khô thoáng tránh ẩm mốc khi lắp sàn.
Bước 3: Lót xốp phủ lên toàn bộ diện tích cần lắp đặt nhằm cách âm. Chống nền bốc hơi ẩm lên ván, tăng độ ổn định cho sàn.
Bước 4: Lắp đặt sàn nhựa giả gỗ hèm khóa. Lắp từ phía góc tường ra, để cách góc tường 5-7mm cho sàn có không gian trống để giãn nở khi gặp nhiệt độ cao. Lần lượt lắp các tấm đến khi hết diện tích. Dùng búa cao su gõ nhẹ để các khớp hèm khít nhau. Bề mặt phẳng đồng đều, không gồ ghề mất thẩm mỹ.
Bước 5: Lắp len, nẹp, phụ kiện kết thúc sàn. Hoàn thiện lắp đặt sàn.
Bước 6: Vệ sinh sàn vừa hoàn thiện bằng máy hút bụi, khăn/ chổi mềm.
Xem chi tiết: quy trình thi công sàn nhựa SPC
6. Giá vật tư sàn nhựa hèm khóa và sàn dán keo
Với độ dày lớn hơn đi kèm là tính thuận tiện và các tính năng vượt trội hơn. Sàn nhựa hèm khóa hẳn sẽ có giá thành cao hơn so với sàn nhựa dán keo. Nhưng nhìn chung, sàn nhựa vinyl vẫn là một vật liệu tiên tiến giá rẻ, thấp hơn khá nhiều khi so với các loại sàn gỗ tự nhiên, gạch men truyền thống,…
Giá sàn nhựa dán keo trên thị trường hiện nay khoảng từ: 130,000đ/m2 tới 250,000đ/m2.
Sàn nhựa hèm khóa hiện nay có giá từ: 210,000đ tới 430,000đ. Tùy thuộc vào độ dày của tấm sàn mà bạn lựa chọn.
Trên thực tế giá sàn nhựa hèm khóa và sàn nhựa dán keo có thể thay đổi theo các yêu cầu về thiết kế, và từng nhà cung cấp, nhà sản xuất có các quy định giá vật tư khác nhau. Cụ thể bạn có thể gửi yêu cầu thi công của mình cho TKT Floor theo địa chỉ email: info@13.215.255.106 để nhận được tư vấn và báo giá chi tiết miễn phí.
7. Kết luận
Sàn nhựa là một loại vật liệu lát sàn tiên tiến, mỗi nhánh của chúng đều có những đặc điểm khác nhau. Việc loại sàn nào tốt hơn là phụ thuộc vào yêu cầu sử dụng của bạn. TKT Floor hy vọng với những nội dung được chia sẻ trong bài viết có thể giúp bạn đưa ra được quyết định sử dụng vật liệu nào cho dự án sắp tới của mình.
Với mọi thắc mắc và ý kiến đóng góp, bạn vui lòng để lại bình luận phía dưới bài viết để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.
8. Nội dung liên quan
Một số bài viết có nội dung liên quan tới sàn nhựa vinyl mà có thể bạn quan tâm:
- Cách vệ sinh sàn nhựa vinyl: https://13.215.255.106/cach-ve-sinh-san-vinyl/
- Sàn nhựa SPC là gì: https://13.215.255.106/san-nhua-spc/
- Sàn nhựa WPC là gì: https://13.215.255.106/san-nhua-wpc/
- Báo giá sàn nhựa hèm khóa: https://13.215.255.106/gia-san-nhua-spc/
0905.356.285
Công ty giải pháp sàn công nghiệp TKT Floor®
Địa chỉ: Số 9, đường 28, P. Bình Trưng Tây, TP.Thủ Đức, TP.HCM
Website: https://TKTFloor.com/
Nguồn: Giải pháp sàn cứng TKT Floor