ỨNG DỤNG ĐÁ TERRAZZO TRONG THIẾT KẾ BẾP
19/10/2023LƯỚI THỦY TINH – LỢI ÍCH, ỨNG DỤNG TRONG XÂY DỰNG
31/10/2023📅 Cập nhật Bài Viết “ Nguyên nhân và cách khắc phục nền xi măng bị nứt” lần cuối ngày 03 tháng 04 năm 2024 tại Công ty Giải Pháp về Sàn TKT Floor Thành Phố Hồ Chí Minh
Xi măng là loại vật liệu rất quan trọng trong xây dựng cơ bản phục vụ cho mọi ngành kinh tế quốc dân. Nhưng trong quá trình sử dụng thường xuất hiện rất nhiều các vết nứt và một số sự cố không mong muốn, làm ảnh hưởng tới thẩm mỹ và kết cấu của công trình. Nguyên nhân chính nằm ở đặc tính của vật liệu xi măng như cường độ xi măng thấp, tính ổn định kém, phản ứng hóa học và tỉ lệ giữa các thành phần khoáng vật gây mất cân bằng thể tích.
Bài viết này TKT Floor sẽ chia sẻ cho bạn biết một số nguyên nhân và cách khắc phục nền xi măng bị nứt. Một số kiến thức dưới đây sẽ giúp bạn không mặc phải các sai lầm trong quá trình thi công và giúp cho công trình của bạn đạt được chất lượng tốt nhất.
Nội Dung Bài Viết
1. Nguyên nhân chung dẫn đến nền xi măng bị nứt
Nứt nền xi măng là hiện tượng khá phức tạp, có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Sau đây là những nguyên nhân gây nứt nền phổ biến.
Nứt do thành phần không đạt chuẩn
Mác xi măng thấp hoặc sử dụng xi măng quá thời hạn, không được bảo quản đúng cách nên bị đóng vón vì ẩm. Do sử dụng cát quá mịn và hàm lượng bùn trong cát quá lớn để trộn xi măng
Nứt nền xi măng do quy trình thi công không đạt chuẩn
Tỉ lệ nước, xi măng quá lớn. Ép quá sớm hoặc quá muộn. Bảo dưỡng quá sớm hoặc chưa bảo dưỡng. Vữa xi măng chưa đông cứng, chưa đạt đủ cường độ đã chịu trọng tải. Tất cả các nguyên nhân trên sẽ dẫn đến việc nền xi măng bị nứt. Vì vậy quy trình trộn xi măng và thi công sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nền xi măng.
Nứt nền xi măng do co ngót
Các vết nứt co ngót là do độ ẩm của bề mặt sàn bốc hơi nhanh làm cho bề mặt trên cùng khô nhanh hơn bề mặt dưới, dẫn đến không có sự gắn kết trên bề mặt, biến dạng và kéo nhau ra ngoài.
Nứt do lún
Khi móng của công trình di chuyển sẽ gây ra nứt sàn. Đây có thể là kết quả của việc không chọn cấu trúc móng và xử lý nền thích hợp.
Nứt do khả năng chịu lực
Tải trọng có ảnh hưởng lớn đến bề rộng và sự phân bố vết nứt. Tuy nhiên, nhiều chủ đầu tư không để ý, thay vào đó là tự ý thay đổi công năng và thay đổi tải trọng công trình, gây nứt sàn theo thời gian.
Nứt do khí hậu
Khí hậu cũng là nguyên nhân phổ biến gây nứt nền xi măng. Thời tiết thường xuyên thay đổi khiến nền xi măng bị co ngót hoặc giãn nở liên tục, ảnh hưởng đến chất lượng của sàn.
2. Phân loại vết nứt trên nền xi măng
Theo nguyên nhân xuất hiện:
- Vết nứt do tác động của ngoại lực trong quá trình sử dụng;
- Vết nứt do tác động của nội lực từ bên trong cốt thép tác động nên lớp xi măng
- Vết nứt do co ngót, do mức độ đầm vữa xi măng kém, lớp xi măng không đều, do chế độ nhiệt-ẩm;
- Vết nứt hình thành do cốt thép bị ăn mòn.
Theo mức độ nguy hiểm:
- Vết nứt chứng tỏ tình trạng nguy hiểm của kết cấu
- Vết nứt làm tăng độ thấm nước của sàn (ở tường tầng hầm)
- Vết nứt làm giảm tuổi thọ kết cấu do cốt thép hoặc lớp xi măng bị ăn mòn mạnh
- “Vết nứt thường”không gây nguy hiểm cho kết cấu (bề rộng vết nứt thường không vượt quá giá trị giới hạn cho phép của tiêu chuẩn).
3. Cách xử lý khắc phục các vết nứt trên nền xi măng
3.1 Nổi vữa, nổi bọt khí
Nguyên nhân:
- Mác xi măng thấp, hoặc dùng xi măng quá thời hạn, bảo quản không đúng cách đã bị đóng vón
- Cát quá mịn, Hàm lượng bùn trong cát quá lớn
- Tỉ lệ nước, xi măng không đúng
- Ép quá sớm hoặc quá muộn, Bảo dưỡng quá sớm hoặc chưa bảo dưỡng
- Vữa xi măng chưa khô, chưa đạt đủ cường độ đã chịu tải trọng
Phương pháp xử lý:
Nổi vữa ở diện tích nhỏ: dùng máy mài và mài có nước khu vực nổi vữa
Nổi vữa diện tích lớn: Dùng bàn chải sắt chải sạch cát nổi ở chỗ nổi vữa. Sau đó tưới nước đẫm lên trên bề mặt
Dùng vữa keo xi măng : keo 107 : nước (1:0,25:0,35) làm lớp lót. Sau khi lớp lót sơ ninh, trước khi đông cứng quét lớp mặt, tỉ lệ vữa keo là xi măng : keo 107 : nước (1:0,2:0,45). Lớp mặt thông thường quét 2~3 lần, lượt sau phải quét khi lượt trước đã khô. Cuối cùng tiến hành bảo dưỡng toàn bộ bề mặt xi măng
Đối với mặt nền xi măng nổi vữa nghiêm trọng: Dỡ bỏ toàn bộ lớp mặt. Đục xờm tưới ẩm. Quét một lượt vữa thuần xi măng có tỉ lệ nước xi măng là 0,4~0,5 (thêm lượng keo 107 vừa phải). Phủ mặt bằng vữa xi măng cát theo tỉ lệ thể tích 1:2, vừa xoa vữa vừa phủ lớp mặt
3.2 Phồng rộp
Nguyên nhân:
- Bề mặt lớp đệm dọn không sạch sẽ, có vữa nổi hoặc chất bẩn khác
- Tưới nước bề mặt lớp đệm không đủ, quá khô
- Bề mặt lớp đệm đọng nước, làm tỉ lệ nước xi măng đột nhiên tăng, vữa xi măng quét đã khô cứng vì gió
Phương pháp xử lý:
Đối với diện tích nhỏ: ở góc gian nhỏ hơn 0,1m2 mà phồng rộp không có vết nứt, nói chung không cần sửa chữa
Đối với diện tích lớn: phải đục đi toàn bộ lớp mặt, đục xờm lớp lót, làm lại lớp mặt mới.
Khi sửa chữa cục bộ: Phải đục bỏ chỗ phồng dộp, đục vào lớp kết hợp tốt 30~50mm, trước khi sửa chữa 1~2 ngày, xối rửa lớp mặt đẫm nước. Khi sửa chữa, quét một lớp vữa thuần xi măng với tỉ lệ nước xi măng là 0,4~0,5. Nếu lớp mặt tương đối dày, sửa chữa làm nhiều lần, chiều dày mỗi lần không nên lớn hơn 20mm, sau khi đóng rắn dùng cát ẩm hoặc bao tải ướt bảo dưỡng
3.3 Nứt mai rùa
Nguyên nhân:
- Cường độ xi măng thấp, tính ổn định kém
- Cát quá mịn, vữa trộn không đều, tỉ lệ nước xi măng quá lớn
- Lớp lót khô, trước khi phủ lớp mặt chưa ướt đẫm
- Nhiệt độ quá cao, gió thổi và nắng chiếu, không nhanh chóng tưới nước bảo dưỡng
- Diện tích quá lớn, không để khe phân cách, cường độ lớp lót không đủ
- Tải trọng thi công quá lớn
Phương pháp xử lý:
Vết nứt nhỏ: không có hiện tượng phồng rộp, mà không có chất lỏng chảy qua, nói chung không cần xử lý.
Vết nứt tương đối lớn: có thể dùng vữa xi măng (vữa xi măng keo 107) bịt (hoặc chèn) để xử lí. Còn vết nứt do thay đổi kết cấu gây nên, cần xử lí cùng với tình trạng kết cấu.
3.4 Vết nứt dọc theo chiều rộng của tấm sàn đúc sẵn
Nguyên nhân:
- Vết nứt do mô men âm sinh ra ở đầu tấm gây nên
- Khi thi công vữa ở gối tấm sàn không đặc chắc
- Đổ vữa khe nối đầu không cẩn thận
- Neo cốt thép chôn sẵn trong tấm không chắc
- Co ngót nhiệt độ dọc theo tấm sàn
Phương pháp xử lý:
Vết nứt xuất hiện nhỏ: Nếu tấm sàn không có yêu cầu chống thấm, thông thường không cần sửa chữa.
Vết nứt tương đối lớn: Lại có yêu cầu chống thấm, cần tiến hành sửa chữa. Có thể đục rãnh ở chỗ khe nứt rộng khoảng 10mm, sâu 20mm. Dùng vữa keo chèn phẳng (trước khi chèn cần làm sạch khe). Cũng có thể dùng bê tông đá nhỏ mác không nhỏ hơn C20 để chèn, đồng thời đặt tấm lưới cốt thép
3.5 Vết nứt dọc theo chiều dài của tấm sàn đúc sẵn
Nguyên nhân:
- Đổ bê tông khe sàn không đặc chắc, bảo dưỡng không cẩn thận, chịu tải quá sớm
- Độ cứng của cấu kiện đúc sẵn kém, sinh ra biến dạng đàn hồi dưới tác dụng của tải trọng
- Khi lắp đặt tấm sàn đúc sẵn, giữa cac tấm sát nhau hình thành “khe”, khi lắp đặt vữa gối tấm không đặc chắc hoặc không có vữa, dưới tác động của tải trọng bên trên, sàn lún không đều
Phương pháp xử lý:
Nếu số lượng vết nứt tương đối ít, vết nứt tương đối nhỏ, sàn không có yêu cầu chống thấm, có thể không cần sửa chữa.
Nếu số lượng vết nứt tuy ít, vết nứt tương đối nhỏ, nhưng sàn có yêu cầu chống thấm, cần phải sử chữa:
- Cần đục khe của tấm có vết nứt, để mặt kết hợp tạo thành hình có độ dốc, độ dốc h/b = 1:1~1:2
- Mặt và sườn tấm sàn đúc sẵn cũng cần đục xờm và dọn sạch sẽ, dùng nước xối rửa, sau khi mặt bão hòa khô mới sửa chữa
- Khi sửa chữa, trước tiên quét một nước thuần vữa xi măng trong khe tấm. Tiếp đó đổ bê tông đá nhỏ. Đổ lần đầu bằng ½ chiều sâu khe tấm, đợi se nước đổ lần thứ hai
- Nếu khe tấm tương đối hẹp, đầu tiên dùng vữa xi măng cát 1:2 đến 1:2,5 đổ 20~30mm. Sau khi đầm đặc chắc lại đổ bê tông đá nhỏ C20, đổ đén chỗ cách mặt tấm sàn 10mm, đầm chắc. Nhưng không đánh màu, bảo dưỡng 2~3 ngày. Trong thời gian bảo dưỡng không cho phép người qua lại.
- Khi sửa chữa lớp mặt, đầu tiên quét lớp vữa thuần xi măng ở mặt tấm và chỗ nối ghép. Sau đó dùng vật liệu giốngnhư lớp mặt để chèn. Khi đánh màu chú ý nén chắc hai bên chỗ ghép nối. Sau khi đông cứng dùng cát ẩm hoặc bao tải ướt đậy lại bảo dưỡng.
Nếu vết nứt ở trong phòng tương đối nhiều:
- Phải đục toàn bộ lớp mặt, đục vào khe tấm 10~20mm. Bên trên đổ lớp bê tông cốt thép có chiều dày không nhỏ hơn 30mm
- Bên trong đặt một tấm lưới cốt thép hai hướng (Ø4 & 150~200mm) đổ bê tông đá nhỏ mác không thấp hơn C20, vừa đổ vừa xoa, đồng thời tiến hành bảo dưỡng theo yêu cầu
3.6 Đọng nước trên mặt nền
Nguyên nhân:
Cao độ nền của ban công, hành lang, gian vệ sinh thông thường nên thấp hơn mặt nền 20~50mm. Nhưng do không để ý trong thiết kế, hoặc khi thi công cốt cao độ của mặt nền không chính xác có thể không đạt yêu cầu.
Phương pháp xử lý:
Phải đục bỏ toàn bộ lớp mặt, sau đó lấy hố thu nước làm trung tâm. Tạo độ dốc theo độ dốc nhất định mở ra bốn xung quanh. Sau khi xoa mặt, dùng nước gạt phẳng
Trước khi lắp đặt hố thu cần kiểm tra cao độ hố thu nước có chính xác hay không. Khi lắp đặt dù bố trí hố thu nước thấp hơn một chút, cũng không tạo được cao hơn cốt cao độ.
4. Có thể bạn quan tâm
- Tỷ lệ trộn xi măng với nước đúng
- Sự trở lại của xi măng trong thiết kế nội thất
- Cách vệ sinh và làm bóng sàn xi măng
- Top 20 mẫu sàn xi măng đẹp 2023
- Top 7 cách diệt rong rêu trên sàn xi măng
- Sàn vi xi măng nhà ở – Xu hướng mới hiện nay
- Những điều bạn cần biết về sàn vi xi măng không ron
0905.356.285
Công ty giải pháp sàn công nghiệp TKT Floor®
Địa chỉ: Số 9, đường 28, P. Bình Trưng Tây, TP.Thủ Đức, TP.HCM
Website: https://TKTFloor.com/
Nguồn: Giải pháp sàn cứng TKT Floor