Cách vệ sinh quạt trần nhà xưởng
13/10/20205 mẹo bảo trì máy móc thiết bị giúp kéo dài tuổi thọ
15/10/2020📅 Cập nhật nội dung bài viết về “ Quy trình vệ sinh công nghiệp” ngày 14 tháng 03 năm 2023 tại TKT Factory
Nếu công trình, dự án của bạn vừa được hoàn thiện và bạn đang cần làm vệ sinh. Hay nhà xưởng, nhà máy, xí nghiệp lâu ngày không được vệ sinh, khiến bụi bẩn, hóa chất, dầu mỡ bám bẩn khắp nơi và bạn có ý định sử dụng dịch vụ vệ sinh công nghiệp vì vừa đảm bảo sạch sẽ, nhanh chóng lại an toàn. Nhưng bạn lại không nắm được quy trình vệ sinh công nghiệp để giám sát và đánh giá mức độ hoàn thiện.
Bài viết này TKT Factory sẽ giới thiệu với các bạn về quy trình vệ sinh công nghiệp chuyên nghiệp và hiệu quả. Đầu tiên vệ sinh công nghiệp bao gồm hai giai đoạn chính là: vệ sinh công nghiệp phần thô và vệ sinh công nghiệp phần tinh.
Nội Dung Bài Viết
1. Vệ sinh công nghiệp phần thô
💦 Sau mỗi dự án, đội thi công công trình sẽ rút về và để lại tại đó rất nhiều rác thải rắn cùng nguyên vật liệu dư thừa. Ngoài ra còn có, phế liệu, chai nhựa, hộp giấy. Những thứ khác như đồ đạc hỏng, giường ngủ, các đồ dùng hết hạn và rất nhiều những loại rác thải khác tồn đọng lại.
💦 Trước khi làm vệ sinh phần tinh, chúng ta cần dọn dẹp và loại bỏ những loại rác và dụng cụ không sử dụng kể trên. Rác thải nhựa, rác tái chế sẽ được đóng vào những bọc riêng, các túi nilong, và rác thải khác sẽ được gom lại và mang đi tập kết tại đúng nơi quy định của công trình. Việc thu gom rác được thực hiện theo thứ tự, từ trong ra ngoài và từ trên xuống dưới để đẩm bảo không bỏ sót cũng như tiết kiệm thời gian làm việc.
2. Vệ sinh công nghiệp phần tinh
💦 Đây là giai đoạn chính và cũng là giai đoạn quan trọng nhất trong quy trình vệ sinh công nghiệp. Làm sạch sâu toàn bộ công trình, nhà xưởng, nhà máy, căn hộ,…Mang lại vẻ đẹp hoàn thiện vốn có.
Tại đây sẽ bao gồm những giai đoạn làm vệ sinh cụ thể cho từng khu vực riêng biệt bao gồm:
2.1. Vệ sinh trần
💦 Là nơi khó vệ sinh nhất trong công trình. Đầu tiên để việc vệ sinh được thuận lợi và nhanh chóng, bạn cần chuẩn bị sẵn những dụng cụ và thiết bị vệ sinh cần thiết như: chổi cán dài, máy hút bụi nối dài, thang leo, máy nâng, …
Bạn cũng cần phủ đồ đạc, dụng cụ trong nhà lại cẩn thận tránh bị bụi bẩn, mạng nhện rơi xuống và bạn phải vệ sinh chúng rất khó khăn và mất thời gian.
- Quét, hút, lau sạch bụi, mạng nhện lâu ngày bám trên trần, thanh đà, tường, dầm, hệ thống cáp, dây điện, hệ thống chữa cháy…
- Lau chùi vệ sinh tại các máng đèn, và vật dụng treo trên trần nhà
2.2. Vệ sinh tường, cửa sổ
💦 Tường nhà thường bị dính những vết bẩn khó tấy rửa như mực bút màu, dầu mỡ, các vết trầy xước do bị va quẹt,…Để vệ sinh chúng, trước tiên bạn cần làm sạch bề mặt tường bằng chổi hoặc bàn chải lông mềm. Sau đó, với mỗi loại vết bẩn sẽ có cách xử lý riêng.
Bạn xác định các dạng vết bẩn, kiểm tra tính chất của sơn tường và tìm phương pháp xử lý phù hợp. Quan trọng là bạn phải chắc chắn rằng. Dung dịch làm sạch không có khả năng làm bong tróc các mảng sơn trên tường. Bạn có thể làm sử dụng một số cách làm sạch sau:
- Dùng dung dịch baking soda để làm sạch vết bẩn bút màu, bút mực… Bạn chỉ cần thấm dung dịch vào miếng vải hoặc bọt biển và chà nhẹ các vết bẩn cho đến khi sạch là được (tránh sử dụng những vật liệu thô ráp và chà mạnh)
- Dùng kem đánh răng để tẩy sạch những vết đen do va chạm, trầy xước .
- Vết bẩn do rượu, cafe, nước ngọt. Do đều là dạng lỏng nên khi bị dính trên tường sẽ không bị bẩn sâu, nhưng chúng ta cần làm vệ sinh sớm thì sẽ dễ dàng làm sạch hơn. Sử dụng khăn mềm nhúng vào hỗn hợp xà phòng và lau tường nhẹ nhàng. Sau đó thấm khô tường đi bằng khăn sạch, sử dụng đến chất tẩy rửa chuyên biệt để lau.
- Dùng khăn ấm và nước tẩy rửa nhẹ để làm sạch các vết bẩn thông thường khác trên bề mặt tường.
💦 Đối với cửa sổ loại kính, ta nên dùng miếng gạt chuyên để vệ sinh kính, pha nước tẩy rửa vào trong nước sau đó thực hiện lau chùi từ trên xuống dưới. Làm khô bằng tờ báo cũ hoặc giẻ chuyên dụng, tránh dùng vải thông thường do ma sát sẽ làm bụi bẩn bám trở lại mặt kính nhanh chóng.
Với mặt kính bên ngoài khó lau chùi thì cần những người có kinh nghiệm và dụng cụ chuyên dụng để đu dây và làm sạch từ phía ngoài.
2.3. Vệ sinh sàn
💦 Sàn nhà là nơi có thể dễ dàng tiếp cận và vệ sinh, tuy nhiên đây lại là nơi có nhiều những loại vết bẩn khác nhau từ dễ làm sạch như: bụi bẩn, rác thải. Đến những loại cứng đầu hơn như: vữa xi măng, vôi, sơn, hóa chất, các vết ố màu.
- Đối với sàn đá hoa, marble thì có thể dễ dang lau chùi bằng giẻ ẩm hoặc nước lau sàn có tính tẩy rửa nhẹ là có thể dễ dàng làm sạch được những vết bẩn thông thường.
- Đối với sàn gỗ, bạn nên lau qua trước bằng giẻ ẩm với nước để làm sạch xơ cũng như làm ẩm những vết bẩn cứng đầu trước. Sau đó có thể pha giấm với nước và lau qua nhiều lần để làm sạch.
- Những vết bẩn do dính keo, sơn, và vết ố màu thì cần dung dịch vệ sinh sàn nhà đặc biệt để tẩy rửa. Chúng có tác động làm sạch mạnh mẽ mà lại không gây mất màu hay vết ố cho mặt sàn.
💦 Làm sạch sàn bếp: Mặt sàn và tường nhà bếp thường hay bám bẩn rất nhiều dầu mỡ, do đó bạn không nên vệ sinh ngay bằng nước mà hãy sử dụng bột gạo, bột mì và giắc lên những nơi cần làm vệ sinh để chúng hút dầu mỡ. Sau đó quét đi và lau lại với dung dịch tẩy rửa để sạch sẽ và thơm hơn.
💦 Với vết rỉ sét mờ: thì chỉ cần đổ nước giấm trắng lên, dùng giẻ chà đi. Nếu vết bám lâu ngày, dùng miếng chanh chà sát mạnh lên vết rỉ sét rồi lau sạch lại.
💦 Sàn nhà tắm: thường sẽ có những vết ố do đọng nước, bạn có thể dùng giẻ lau cùng với dung dịch tẩy rửa nhẹ là có thể làm sạch chúng. Những vết bẩn cứng đầu hơn thì bạn nên dùng dung dịch Vim và chà qua.
💦 Với những vết bẩn khác: cặn bám kẽ ron, sàn, hay bề mặt men sứ thì bạn nên dùng baking soda pha với nước chanh để tẩy rửa.
xem thêm: dịch vụ đánh bóng sàn đá marble
2.4. Vệ sinh thảm, nội thất (ghế vải, ghế sofa)
💦 Những loại đồ dùng nội thất này thường có cấu tạo bề mặt bằng da, vải, hoặc lông. Do đó, vệ sinh bằng cách giặt giũ thông thường sẽ rất khó, lâu khô mà cũng không được sạch sẽ và ảnh hưởng tới độ bền của đồ dùng
Những loại này chúng ta nên dùng dịch vụ giặt thảm công nghiệp để giặt khô hoặc giặt hơi nước. Vừa đảm bảo sạch sâu trong từng lớp vải, lại giúp khử mùi, khử vi khuẩn. Đảm bảo sức khỏe.
💦 Các bước vệ sinh và giặt thảm:
Bước 1: Dọn dẹp mặt bằng trống trước khi giặt thảm
Bước 2: Vệ sinh thảm trước khi tẩy điểm thảm bẩn
Bước 3: Tẩy thảm, xử lý các vết bẩn cục bộ
Bước 4: Pha hóa chất giặt thảm
Bước 5: Phun hóa chất giặt thảm trước khi giặt
Bước 6: Tiến hành giặt thảm trên diện tích lớn
Bước 7: Hút khô lại toàn bộ thảm
Bước 8: Thổi khô toàn bộ thảm
Trên đây là bài viết tổng hợp quy trình vệ sinh công nghiệp của TKT Factory, mong rằng bạn đọc đã có được kiến thức về quy trình vệ sinh công nghiệp. Mọi thắc mắc về dịch vụ vệ sinh công nghiệp hãy liên hệ ngay theo số.
Xem thêm: https://tktfactory.com/dich-vu-ve-sinh-nha-xuong/
Nguồn: TKT Factory