SÀN VINYL CHỐNG TĨNH ĐIỆN LÀ GÌ ?
12/08/2021PHỤC HỒI VÀ CẢI TẠO SÀN BÊ TÔNG
19/08/2021📅 Cập nhật Bài Viết “ Sàn sơn Epoxy bị phồng rộp, bong tróc – Nguyên nhân và cách khắc phục ” lần cuối ngày 03 tháng 04 năm 2024 tại Công ty Giải Pháp về Sàn TKT Floor Thành Phố Hồ Chí Minh
Chi phí bỏ ra để có hệ thống sàn sơn Ypoxy là không hề nhỏ, tuy nhiên sau một thời gian sử dụng lại xuất hiện nhiều khu vực bị bong tróc và phồng rộp và lan rộng khắp bề mặt sàn sơn Epoxy. Nó khác hẳn với kỳ vọng của bạn về một mặt sàn sáng bóng, nhẵn mịn và bền đẹp với tuổi thọ lên tới hàng chục năm.
Những khu vực sàn sau khi thi công sơn epoxy một thời gian, có xuất hiện một số bị phồng rộp, nổi bong bóng mặc dù đã xử lý nhiều cách vẫn không hết và đây là vấn đề khá phổ biến. Hãy cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây cùng TKT Floor để hiểu về nguyên nhân sàn sơn Epoxy bị phồng rộp. Và cũng như những cách khắc phục tình trạng bong tróc ở sàn Epoxy nhé!
Nội Dung Bài Viết
1. Nguyên nhân khiến sàn Epoxy bị phồng rộp, bong tróc
Mặc dù các vết phồng rộp, bong tróc, nổi bong bóng có thể trông giống nhau (mặc dù khá chướng mắt), nhưng nguyên nhân khá khác nhau. Hiện tượng sàn epoxy bị phồng rộp có tính thẩm thấu. Do lớp bề mặt phủ sơn epoxy liên tục tiếp xúc với nước hoặc độ ẩm cao sẽ có khả năng bị phồng rộp cao nhất. Nguyên nhân là do chính sàn bê tông, hơi nước bay lên qua be tông xốp từ mặt đất hoặc là một phần của quá trình đóng rắn.
Các bong bóng khí này thường được hình thành trong quá trình thoát khí của nền bê tông nhưng bị lớp epoxy ngăn cản lại. Thông thường sự thoát khí này xảy ra khi lớp epoxy đóng rắn lại và có sự thay đổi nhiệt độ trong phòng. Do sự thay đổi này, các bong bóng trong các lớp epoxy hình thành, tăng lên và mở rộng cho đến khi chúng bám chặt vào bề mặt.
Một loại bong bóng thứ, gọi là mắt cá. Có thể hình thành khi có cặn silicon, dầu hoặc mỡ trên bề mặt sàn. Khi lớp phủ epoxy được phủ lên các chất này và nhiệt độ trong phòng tăng lên. Epoxy sẽ phản ứng với dầu mỡ dư và dẫn đến biến dạng mắt cá.
Những lý do khiến lớp sơn epoxy bị phòng rộp, bong tróc, nổi bong bóng thì có nhiều nguyên nhân. Chúng tôi liệt kê một số nguyên nhân chính như dưới đây:
1.1. Bề mặt nền bê tông hoàn thiện kém
Lớp sơn phủ Epoxy khá mỏng, chỉ từ 0,3mm hoặc 2mm đối với sàn Epoxy tự sàn phẳng. Có thể nhận thấy với lớp mỏng như vậy thì yếu tố bề mặt nền bê tông có ảnh hưởng rất lớn tới độ hoàn thiện của sàn sơn Epoxy.
Bề mặt bê tông được chuẩn bị không tốt là thủ phạm chính gây ra hiện tượng bong tróc trên sàn sơn epoxy. Vấn đề số một liên quan đến đó là cấu hình bề mặt xấu. Độ nhám và độ xốp của bê tông ảnh hưởng tới độ liên kết với lớp sơn Epoxy.
Đây là những ví dụ về cấu hình bề mặt bê tông. Hầu hết các loại sàn sơn epoxy yêu cầu mặt sàn bê tông ít nhất phải được hoàn thiện tiêu chuẩn CSP 1 hoặc CSP 2 để đạt được liên kết cơ học thích hợp.
Để có được bề mặt nền bê tông thích hợp cho việc sơn phủ Epoxy. Đơn vị thi công sẽ sử dụng máy mài sàn bê tông chuyên dụng. Kết hợp sử dụng pad mài mòn ở mức 100 grit để tạo bề mặt nhám vừa đủ, gia tăng diện tích tiếp xúc giữa lớp sơn Epoxy và nền bê tông. Tăng tính liên kết cơ học.
Việc mài mòn mặt nền bê tông làm lộ ra các lỗ rỗng để epoxy có thể len lỏi xuống một chút, từ đó tạo các chân bám. Nếu không được thực hiện đúng cách, epoxy sẽ không bám dính tốt và có thể bắt đầu bong tróc sau một thời gian thi công.
1.2. Độ ẩm
Nguyên nhân phổ biến thứ hai liên quan đến sự bong tróc của sàn sơn epoxy là độ ẩm trong bê tông.
Hơi nước không thể đi qua lớp sơn epoxy. Do đó nếu có hơi ẩm dưới bất kỳ phần nào của tấm sàn bê tông. Nước từ dưới nền và trong bê tông bay hơi, tích tụ dưới lớp sơn epoxy và khiến chúng bị phồng rộp.
Thi công sơn epoxy lúc sàn còn ẩm, chưa khô hoàn toàn. Cũng là lý do liên quan tới độ ẩm khiến sàn Epoxy bị bong tróc sau một thời gian ngắn sử dụng.
1.3. Dầu và chất bẩn
Khi mặt nền bê tông đã được mài và hoàn thiện đúng cách. Điều quan trọng là phải kiểm tra xem có bất kỳ khu vực dính nhiễm dầu nào không. Bê tông nhiễm dầu sẽ không thấm nước cũng như không thể tạo liên kết hóa học với sơn Epoxy được.
Ngoài ra, các dung môi bị pha tạp chất hoặc nước muối đọng trên bề mặt lớp sơn phủ epoxy. Trong quá trình thi công cũng có thể làm tăng nguy cơ hư hỏng do sàn epoxy bị phồng rộp. Khi các hóa chất này phản ứng với sơn epoxy và tạo ra áp suất hơi bên dưới lớp sơn, gây ra bong bóng khí.
Các chất gây ô nhiễm khác như silicone từ các sản phẩm bôi trơn lốp xe. Các hợp chất polyme thoát ra từ lốp xe cũng sẽ khiến sơn epoxy không thể bám dính.
Lưu ý: Axit sẽ không loại bỏ vết dầu hoặc làm sạch bụi bẩn bám trên bê tông. Axit cần phải phản ứng với vôi tự do trong bê tông để hoạt động. Nếu bê tông có một lớp dầu mỏng hoặc bụi bẩn trên bề mặt. Axit sẽ không phản ứng và sẽ khiến sàn có bề mặt kém hơn.
1.4. Axit dư thừa
Khi bạn tẩy axit sàn nhà để xe của bạn, dung dịch axit hoạt động bằng cách phản ứng với vôi tự do trong bê tông. Điều này gây ra sự phân hủy canxi ở bề mặt làm lộ ra các lỗ rỗng của bê tông. Canxi này sau đó sẽ lắng đọng trên bề mặt dưới dạng một lớp bụi màu trắng rất mịn.
Nhiều sàn epoxy bị bong tróc do lớp bụi trắng mịn này không được loại bỏ hiệu quả trước khi thi công sơn epoxy.
Bởi vì bụi rất mịn, nó bám vào các điểm bất thường trên bề mặt sàn và khó loại bỏ. Nếu epoxy được phủ lên bê tông có lớp bụi trắng mịn này, thì epoxy sẽ bám nhiều hơn vào bụi chứ không phải bề mặt. Cuối cùng nó sẽ bong ra để lộ lớp bụi trắng ở mặt dưới của lớp sơn epoxy bị bong tróc.
Lượng bụi còn lại trên bề mặt sau khi ăn mòn axit phụ thuộc vào lượng vôi tự do có trong bề mặt bê tông lúc đầu và mức độ trung hòa và xả sạch của sàn sau đó.
1.5. Bê tông phủ
Epoxy sẽ không thể bám dính vào bê tông đã được sơn phủ hoặc tăng cứng trước đó.
Cách duy nhất để chuẩn bị mặt nền bê tông một cách chính xác đối với sàn đã được phủ bóng hoặc tăng cứng trước đó là mài sàn bê tông. Mài sàn sẽ loại bỏ chất bịt kín trên bề mặt và định hình bê mặt bê tông cùng một lúc.
Nếu bạn không chắc sàn của bạn có được phủ hóa chất trước đó hay không, thì bạn cần tiến hành kiểm tra chất phủ bê tông. Thực bằng cách nhỏ nước lên các khu vực khác nhau của bê tông. Nếu nước chỉ nổi lên hoặc nếu nó chỉ đọng lại ở đó trong vài phút mà không bị thấm vào bê tông, thì sàn bê tông đã được phủ một loại hóa chất trước đó.
Nếu bê tông chuyển sang màu sẫm và nước bị thấm sau vài phút, thì sàn không có chất phủ.
Nếu các thử nghiệm của bạn không kết quả, hãy nhỏ một vài giọt axit muriatic đã pha loãng lên bề mặt. Nếu nó bắt đầu nổi bọt và bốc khói, thì không có hóa chất phủ nào. Nếu nó chỉ nằm đó như một giọt nước và không xảy ra hiện tượng gì, thì bê tông đã được phủ hóa học.
1.6. Môi trường có độ ẩm cao
Thi công vào thời điểm trời nồm, lúc này độ ẩm trong không khí rất cao và bị hút vào trong sàn bê tông, khi thời tiết trở lại bình thường thì hơi ẩm không thoát ra được, sàn bị đổ mồ hôi. Do vậy tạo ra các bong bóng khí và làm sàn bị bong, phồng rộp.
Việc thi công sơn sàn epoxy trong điều kiện thời tiết mưa nhiều, độ ẩm cao cũng là nguyên nhân khiến sàn Epoxy bị phồng rộp, bong tróc.
1.7. Sàn bê tông không đủ cường độ
Bề mặt bê tông mềm có thể do đổ sàn bê tông kém, hoàn thiện không tốt hoặc kết hợp cả hai. Các dấu hiệu của bê tông mềm bao gồm bề mặt bị bám bụi nhiều. Các khu vực dễ bị nứt hoặc lỗ nhỏ và bê tông vỡ vụn.
Sàn bê tông có mác thấp, quá xốp, làm hơi nước bị bốc hơi từ nền lên.
Giải pháp duy nhất cho bề mặt bê tông mềm là mài. Nó cũng có thể yêu cầu sử dụng chất làm đặc để làm cứng bề mặt. Đôi khi ngay cả điều đó cũng sẽ không chuẩn bị nên bê tông đúng cách cho việc thi công sơn epoxy.
1.8. Nguyên nhân khác
Một số nguyên nhân khác trong khi thi công khiến sàn Epoxy bị bong tróc, phồng rộp như:
- Lớp sơn lót không được thi công kỹ, dẫn đến lớp sơn epoxy phủ không bám chắc vào nền bê tông, dẫn đến bị bong rộp.
- Thi công lớp sơn phủ quá dày dẫn đến đóng rắn không đều.
- Thi công sơn sàn epoxy trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời. Do hiệu ứng nhà kính, không khí ở lớp dưới bị nóng dẫn dến giãn nở làm đẩy lớp màng phía trên.
2. Hậu quả khi sàn Epoxy phồng, bong tróc
Chắc chắn rồi, một lớp sơn phủ kém chất lượng sẽ gây ra nhiều hậu quả cho nền bê tông. Những ảnh hưởng của sàn sơn Epoxy bong tróc có thể kể đến như:
- Khiến sàn có bề mặt xấu, chướng mắt, không có tính thẩm mỹ cao.
- Dễ bong tróc, làm tăng chi phí bảo trì, bảo dưỡng và sàn có tuổi thọ ngắn.
- Mất vệ sinh: bụi, nước, chất bẩn bám dính vào các khu vực bị bong tróc. Gây mất vệ sinh và tồn tại nhiều vi khuẩn gây bệnh.
- Với các sàn nhà xưởng có yêu cầu cao về tính chống tĩnh điện, phòng sạch, kháng khuẩn thì sàn epoxy bị bong tróc sẽ tiềm ẩn các nguy cơ rủi ro về mất an toàn trong kháng tĩnh điện, kháng hóa chất.
3. Cách tránh sàn sơn Epoxy bị rộp, bong tróc
Đối với sàn, nền bê tông mới thi công. Cần thực hiện lót dưới nền bằng tấm nilon để tránh chất ẩm thẩm thấu ngược về sau. Giúp sàn bê tông đạt chất lượng cao hơn, tránh các vấn đề về độ ẩm sau này.
Những dự án có sàn bê tông cũ cần thực hiện chuẩn bị nền và vệ sinh kỹ trước khi tiến hành thi công sơn sàn Epoxy:
- Mài bề mặt bê tông tạo nhám, giúp tăng tính liên kết cơ học với sơn Epoxy
- Vệ sinh sàn, loại bỏ khu vực nhiễm dầu, dung môi hoặc muối đọng
- Vệ sinh sạch bụi bẩn
- Kiểm tra và khử ẩm bề mặt
- Sơn lót và tăng cứng đối với những sàn bê tông chất lượng kém
Khi thi công sơn Epoxy cần tránh những ngày có độ ẩm quá cao hoặc trời mưa. Việc thi công sơn sàn epoxy trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời. Do hiệu ứng nhà kính, không khí ở lớp dưới bị nóng dẫn dến giãn nở làm đẩy lớp màng phía trên cũng là nguyên nhân khiến sàn Epoxy bị bong, rộp.
4. Khắc phục sàn Epoxy phồng, bong tróc
Với những công trình đã đưa vào sử dụng một thời gian mới thấy xuất hiện hiện tượng phồng rộp.
Bạn có thể khắc phục bằng cách đục bỏ các chỗ bị phồng rộp rồi làm khô ở những bị trí này. Sau đó thực hiện sơn phủ một lớp sơn epoxy lên trên. Theo các chuyên gia thì đây không phải là biện pháp tối ưu nhưng nó vẫn có khả năng chống ẩm rất hiệu quả.
Nếu trường hợp bạn không dùng miếng lót chống ẩm ngay từ đầu thì biện pháp khắc phục có phần khó khăn hơn. Để khắc phục, bắt buộc bạn phải lột bỏ hết toàn bộ lớp sơn epoxy cũ tại khu vực đó. Tiếp đến làm khô ở những vị trí còn đọng nước trên mặt sàn.
Lưu ý: bạn phải thực hiện công đoạn này thật tỉ mỉ nhằm tạo độ bám dính cao nhất.
Bước tiếp theo bạn dùng lăn để lăn 2 lớp sơn lót ceramic color coating và lớp caramic tự san phẳng kế tiếp nhằm tạo độ liên kết tốt với sàn. Bạn tiếp tục sơn thêm 1 lớp ceramic tự san phẳng dày 0,3mm. Lớp này sẽ giúp hơi ẩm thoát qua mặt sàn. Sau đó bạn chờ cho lớp sơn này khô khoảng 48 tiếng thì có thể đưa vào sử dụng.
5. Kết luận
Có thể nhận thấy, rất nhiều nguyên nhân dẫn tới việc sàn epoxy bị bong, phồng rộp. Do vậy, để hạn chế đến mức thấp nhất những lỗi hư hỏng có thể xảy ra đối với sàn sơn epoxy thì ngoài chọn loại sơn chất lượng còn đòi hỏi đơn vị thi công có chuyên môn và thực hiện đúng kỹ thuật mới mang lại sàn chất lượng tốt.
Trên đây là bài giới thiệu về những nguyên nhân khiến sàn epoxy bị phồng rộp, bong tróc. Cũng như những biện pháp khắc phục. Hy vọng TKT Floor đã giải quyết được nhu cầu tìm kiếm thông tin của bạn.
Với mọi thắc mắc và ý kiến đóng góp, bạn vui lòng gửi thông tin yêu cầu về địa chỉ email: info@13.215.255.106 để được giải đáp trong thời gian sớm nhất.
6. Nội dung liên quan
Những nội dung liên quan tới sàn epoxy mà có thể bạn quan tâm:
- Giải pháp sàn epoxy: https://13.215.255.106/san-epoxy/
- Ưu nhược điểm các loại sơn Epoxy: https://13.215.255.106/uu-nhuoc-diem-cua-cac-loai-son-epoxy/
- Cách pha trộn sơn Epoxy: https://13.215.255.106/cach-pha-son-epoxy-va-nhung-sai-lam-khi-tron-son-epoxy/
- Chiều dày lớp sơn Epoxy đúng: https://13.215.255.106/chieu-day-lop-son-epoxy-nen-la-bao-nhieu/
0905.356.285
Công ty giải pháp sàn công nghiệp TKT Floor®
Địa chỉ: Số 9, đường 28, P. Bình Trưng Tây, TP.Thủ Đức, TP.HCM
Website: https://TKTFloor.com/
Nguồn: Giải pháp sàn cứng TKT Floor