Giá thi công vữa tự san phẳng – Mới nhất
29/10/2021Cách phục hồi và cải tạo sàn bê tông cũ
04/11/2021📅 Cập nhật Bài Viết “ Vật liệu phủ sàn chống thấm Polyurethane ” lần cuối ngày 04 tháng 03 năm 2024 tại Công ty Giải Pháp về Sàn TKT Floor Thành Phố Hồ Chí Minh
Việc sử dụng vật liệu phủ sàn chống thấm Polyurethane đang rất được quan tâm hiện nay. Nó mang lại giá trị sử dụng cao cho người dùng bởi không chỉ đạt tính thẩm mỹ, chống mài mòn, kháng hóa chất, chịu va đập, chịu nhiệt mà còn có độ bền rất cao. Vì thế, vật liệu chống thấm gốc polyurethane sẽ là một giải pháp toàn diện cho dự án của bạn.
Vật vật liệu chống thấm polyurethane là gì? Ưu nhược điểm ra sao và cách thi công như thế nào? Hãy cùng TKT Floor tìm hiểu chi tiết về sơn chống thấm PU trong bài viết này nhé!
Nội Dung Bài Viết
1. Vật liệu phủ sàn Polyurethane là gì?
Vật liệu phủ sàn chống thấm là một loại vật liệu tạo màng. Thành phần chính là polyurethane resin chống thấm bên ngoài, có độ bền cao, chống tia UV. Khả năng bám dính cao trên nhiều loại bề mặt, có độ đàn hồi cao. Ứng dụng với mục đích chống thấm. Chống thấm Polyurethane (PU) thường ở dạng lỏng. Sau khi lưu hóa sẽ tạo thành lớp màng polyurethane đàn hồi, đóng rắn nguội.
Vật liệu phủ sàn chống thấm polyurethane có đặc tính:
- Co dãn tốt: Tạo thành lớp màng có độ đàn hồi cao có thể áp dụng cho cả những bề mặt dãn nở do nhiệt độ hay bị nứt do kết cấu.
- Độ bám dính cao: Dễ dàng ứng dụng trên nhiều loại vật liệu như: hồ vữa, gạch đá, bê tông,…
- Độ bền cao: Trong nhiều điều kiện thời tiết khắc nhiệt như: nắng, mưa, tia UV,. . . Không bị lão hóa nhanh như các vật liệu khác
- Màu sắc đa dạng: Phù hợp với nhu cầu sử dụng của nhiều loại công trình.
Loại vật liệu này thường được chia thành 2 dòng sản phẩm chính là: đóng gói sẵn và hình thức lưu hóa khi sử dụng. Hay nói cách khác là loại hai thành phần và loại một thành phần.
- Một thành phần: Các hợp chất được tổng hợp sẵn trong một đơn vị thành phẩm chỉ cần mở ra thi công. Hợp chất sẽ phản ứng và lưu hóa khi gặp không khí bên ngoài.
- Hai thành phần: Các hợp chất được tổng hợp trong hai đơn vị riêng biệt. Khi thi công sẽ được trộn với nhau để các hợp chất phản ứng đóng rắn bằng liên kết hóa học.
2. Vật liệu chống thấm gốc Polyurethane được sử dụng cho mục đích gì?
Vật liệu chống thấm gốc polyurethane được phủ lên các vật liệu như gỗ, gốm làm lớp phủ trên cùng. Những vật liệu này không chỉ bảo vệ hệ thống chống thấm mà còn ngăn chặn sự lắng đọng bụi, bảo vệ độ sáng của bề mặt và mang lại vẻ thẩm mỹ.
Tương tự, vật liệu gốc polyurethane cũng được sử dụng để chống thấm cho bể nước. Vật liệu chống thấm gốc polyurethane được sử dụng trong các bể chứa nước uống được vì có khả năng chống ăn mòn, mang lại độ bền và không gây hại cho sức khỏe con người.
Vật liệu Polyrethane thích hợp sử dụng cho các khu vực sàn ẩm ướt từ bên trong lẫn bên ngoài. Theo nghĩa này, chúng ta có thể quan sát thấy rằng những vật liệu này cũng được sử dụng như mastic và chất độn.
Ngoài ra, vật liệu chống thấm polyurethane được sử dụng để lấp đầy các khe hở và vết nứt hình thành trên tường hoặc sàn của các công trình như đường hầm, cầu, tường bê tông. Bên cạnh đó, các vật liệu gốc polyurethane được sử dụng để ngăn chặn rò rỉ nước bằng cách phản ứng với nước trong các vết nứt trong các cấu trúc này đóng vai trò như một hệ thống phun.
Mặt khác, có thể quan sát rằng vật liệu polyurethane được ứng dụng trên bề mặt bê tông và xi măng như một vật liệu phủ sàn trong nhà và ngoài trời.
3. Phân loại vật liệu phủ sàn chống thấm Polyurethane
Tùy vào mục đích sử dụng của bạn mà vật liệu phủ sàn gốc polyurethane có thể được phân ra thành nhiều loại khác nhau. Đáp ứng đủ các yêu cầu về tính kỹ thuật cũng như tiết kiệm tối đa lượng vật liệu được sử dụng trong quá trình thi công.
3.1. Sơn chống thấm polyurethane
Sơn chống thấm polyurethane là loại sơn chống thấm gốc PU 2 thành phần. Sơn sử dụng vật liệu tạo màng urethane với thành phần chính gồm nhựa polyurethane có thể chống thấm dột từ trong bê tông hoặc từ ngoài vào. Đây là dòng sơn có hệ lăn rulo (0.03mm) và hệ đổ 1 – 5mm tùy vào hiện trạng và nhu cầu của khách hàng.
Sơn chống thấm Polyurethane góp mặt trong nhiều hạng mục công trình quan trọng:
- Trên sàn sân thượng các tòa nhà cao tầng của các đơn vị cơ quan hành chính, trường học, khách sạn,…
- Bể bơi, sàn thể thao,… Ứng dụng trong cả các loại bể chứa nước sinh hoạt, bể nuôi hải sản, thủy sản,….
- Các vị trí và khu vực yêu cầu chống thấm như sàn thang máy, sàn nhà vệ sinh, khu vực ban công,…
- Chống thấm tường đứng
3.2. Keo chống thấm polyurethane
Keo chống thấm Polyurethane: Là các sản Polyurethane kết hợp với chất độn tạo thành các sản phẩm dạng tuýp, ống để bơm vào các khe hở, khe co giãn với mục đích chống thấm.
Sản phẩm keo chống thấm Polyurethane thi công và đóng rắn nguội. Đóng rắn bằng phản ứng với mặt đất và độ ẩm không khí. Keo chống thấm Polyurethane đạt kết quả rất tuyệt vời trong việc kháng lại các nhân cơ học, hóa học, nhiệt độ, tia cực tím và môi trường tự nhiên.
Keo chống thấm Polyurethane được ứng dụng ở nhiều vị trí khác nhau như:
- Dùng để sửa chữa, trám bít ngăn nước rò rỉ từ các vết nứt trên bề mặt trần nhà và các kết cấu bê tông. Xem thêm về gia cố kết cấu.
- Dùng để chống thấm khe nứt trên bề mặt tường nhà. Xem thêm về xử lý vết nứt bê tông.
- Xử lý các mối hở của thanh sắt hoặc các kim loại.
- Ngăn rò rỉ phần trong của tầng hầm và kết cấu bê tông ngầm.
- Chống thấm vết nứt sàn mái xử lý mối hở, mối bắt vít bị hoen gỉ, điểm tiếp giáp mái tôn,…
- Dùng để chặn rò rỉ và điền kín lỗ rỗng ngầm,các mối hở của thanh sắt hoặc các kim loại.
- Dùng để ngăn nước rò rỉ ở nơi mà độ ẩm và khô được trộn lẫn với nhau.
3.3. Màng chống thấm polyurethane
Màng chống thấm polyurethane là vật liệu đóng rắn bằng cách phản ứng với hơi ẩm trong không khí để tạo thành màng chống thấm độ đàn hồi rất cao. Sau thi công tạo màng liên tục, không mối nối, là giải pháp chống thấm bền lâu cho sàn mái ngoài trời.
Màng chống thấm polyurethane được chia làm các hệ sau:
- Polyurethane hệ dung môi: với các ưu điểm vượt trội và các khả năng cơ lý như: cường độ bám dính, độ giãn dài khi đứt, khả năng kháng xé, kháng đám xuyên.
- Polyurethane hệ nước: các tính chất cơ lý có thấp hơn một chút tuy nhiên lại có ưu điểm là rất thân thiện môi trường, không gây mùi khó chịu.
- Các sản phẩm Polyurethane lai Acrylic hoặc lai Bitum…: Các sản phẩm dạng này là các sản phẩm cải tiến tận dụng được ưu điểm của cả hai dòng vật liệu phù hợp với nhiều mục đích sử dụng khác nhau.
Màng chống thấm polyurethane được ứng dụng hầu hết cho các hạng mục như:
- Chống thấm Sàn mái, ban công, vườn sân thượng, mái nhà xưởng, kho bãi..
- Bể chứa nước sinh hoạt, nước thải, bể bơi.
- Chống thấm nhà vệ sinh, nhà tắm,…
- Xử lý các công trình mới và sửa chữa các kết cấu hiện hữu.
- Ứng dụng cho bê tông hiện hữu, giấy dầu, khối xây, mái fibro xi măng,….
4. Đặc điểm của vật liệu chống thấm PU
4.1. Ưu điểm
- Dễ dàng vệ sinh, lau chùi: Vật liệu không thấm nước, có tính trơ, không phân hủy, vi khuẩn và nấm mốc không thể sinh trưởng trên sàn PU.
- Dễ thi công: Sơn chống thấm Polyurethane có thể thi công trực tiếp trên nền khô hoặc ướt đều không bị ảnh hưởng, lực liên kết vẫn rất bền. Các chất cao phân tử trong lớp phủ chống thấm polyurethane cũng có thể thâm nhập vào các đường nối của nền, có thể thấy theo kiểu bền chắc.
- Tính đàn hồi cao: Màng phủ trong lớp phủ chống thấm polyurethane có khả năng chịu kéo cao và tính linh hoạt, ngay cả khi cỏ có nứt và điều kiện ống lồng sẽ không bị ảnh hưởng, vì vậy khả năng thích ứng của nó rất mạnh.
- Vật liệu an toàn: Lớp phủ chống thấm polyurethane đủ tiêu chuẩn không độc và không vị, thân thiện với môi trường
- Bảo dưỡng đơn giản: Sơn chống thấm Polyurethane có thể điều chỉnh màu sắc theo nhu cầu sử dụng, thi công tương đối đơn giản, bảo dưỡng cũng rất thuận tiện.
- Chịu được sốc nhiệt: Không chịu biến dạng khi nhiệt độ thay đổi lớn trong thời gian ngắn hoặc thay đổi nhiệt độ theo mùa với biến thiên lớn.
4.2. Nhược điểm
Loại vật liệu này cũng có một số điểm hạn chế như:
- Giá thành sản phẩm cao
- Yêu cầu cao về bề mặt thi công. Chẳng hạn như: Bề mặt phải được vệ sinh sạch sẽ, mác bê tông tối thiểu từ 250 trở lên. Độ ẩm bề mặt phải kiểm soát dưới 5%
- Độ bền sản phẩm giới hạn từ 5 – 7 năm tùy thuộc vào nhiều tác động khác nhau.
- Yêu cầu tay nghề thợ thi công chuyên nghiệp và tỉ mỉ
- Vữa polyurethane gốc nước phải được sử dụng trong vòng 1 giờ, nếu không sẽ không được sử dụng
5. Cách thi công vật liệu chống thấm Polyurethane
Bước 1: Tạo nhám bề mặt nền thi công.
Sử dụng máy bắn bi hoặc máy mài sàn bê tông kết hợp với máy hút bụi tạo nhám và chân bám.
Công đoạn này giúp tạo chân bám vững chắc đồng thời loại bỏ các phần bê tông yếu, dầu nhớt và rêu mốc hay bất kỳ các tạp chất nào làm giảm độ liên kết giữa lớp sơn Polyurethane với sàn bê tông.
Bước 2: Tạo rãnh ngàm chống giật.
Thi công cắt ngàm cho sàn tại các vị trí cách điểm tiếp giáp giữa sàn và chân cột chân tường từ 5-10 cm nhằm chống giật cho màng sơn
Bước 3: Vệ sinh hút bụi toàn bộ bề mặt sàn bê tông.
Vệ sinh sàn, loại bỏ bụi bẩn giúp lớp vật liệu dễ dàng bám dính và tạo được liên kết chắc chắn với nền bê tông.
Bước 4: Thi công lớp sơn lót Polyurethane.
Bước 5: Thi công lớp sơn phủ Polyurethane – Lớp hoàn thiện
Lưu ý:
- Khi thi công lớp sơn PU nên sử dụng rulo gai để phá bọt khí và tạo phẳng bề mặt ngay sau đó.
- Thời gian khô lớp sơn hoàn thiện từ 12 đến 24 giờ phụ thuộc vào điều kiện thời tiết.
6. Kết luận
Vật liệu phủ sàn Polyurethane là một giải pháp hoàn hảo cho các mặt sàn cả trong nội thất và ngoài trời cần khả năng chống thấm và độ bền cao. Trên đây là nội dung tổng hợp về vật liệu chống thấm Polyurethane.
TKT Floor hy vọng đã giúp bạn có thể hiểu thêm về các sản phẩm chống thấm polyurethane cùng những công dụng, tính năng, ứng dụng, cách thi công… Từ đó giúp bạn chọn lựa được những vật liệu phù hợp nhất với dự án của mình.
Với mọi thắc mắc, đóng góp ý kiến hoặc nhu cầu sử dụng sàn polyurethane, bạn vui lòng để lại bình luận phía dưới hoặc gửi yêu cầu thi công qua email cho chúng tôi về địa chỉ: info@13.215.255.106 để được giải quyết trong thời gian sớm nhất.
7. Nội dung liên quan
Một số bài viết có nội dung liên quan mà có thể bạn quan tâm:
- Sàn Polyurethane là gì
- Tìm hiểu lớp phủ polyaspartic chống tia UV
- Tại sao nên sử dụng Polyaspartic polyurea
- So sánh sàn PU và Epoxy
- Quy trình thi công sàn PU
- Ưu nhược điểm của sàn PU
0905.356.285
Công ty giải pháp sàn công nghiệp TKT Floor®
Địa chỉ: Số 9, đường 28, P.Bình Trưng Tây, TP.Thủ Đức, TP.HCM
Website: https://TKTFloor.com/
Nguồn: Giải pháp sàn cứng TKT Floor